Một số đề xuất thúc đẩy CĐS giáo dục và học trực tuyến hiệu quả

Hoàng Linh| 22/11/2021 06:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc giảng dạy, học tập trực tuyến đã trở thành một xu hướng và có thể áp dụng linh hoạt trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, vẫn cần có các giải pháp để việc học tập trực tuyến trở nên hiệu quả, đóng góp vào chuyển đổi số (CĐS) giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

Thách thức khi triển khai ứng dụng CNTT đáp ứng dạy và học trực tuyến

Chia sẻ về những thách thức trong việc triển khai dạy, học trực tuyến trong thời gian qua tại Tek Talk do IDG tổ chức mới đây, bà Phạm Thị Ngọc Lan, Giám đốc Trung tâm giải pháp giáo dục số, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel, cho biết khi đơn vị này bắt đầu hỗ trợ dạy, học trực tuyến, CĐS cho ngành GD&ĐT, khó khăn nhất là cơ sở vật chất của các nhà trường, cho giáo viên (GV), học sinh (HS). "CĐS giáo dục đầu tiên là phải có thiết bị".

Khó khăn tiếp theo, bà Lan cho biết là nhận thức, quyết tâm của người lãnh đạo cơ sở GD&ĐT chuyển các hoạt động lên môi trường số. "Chúng tôi đã triển khai phần mềm quản lý nhà trường cho 27.000 trường học phổ thông và theo đó hình thành cơ sở dữ liệu (CSDL) của khoảng 11 triệu GV, HS. Viettel đã hỗ trợ cho các nhà trường để quản lý toàn trình việc học, đánh giá cho nhà trường trên môi trường số. CĐS là chuyển đổi phương thức quản lý và điều hành công việc dựa trên dữ liệu".

CĐS GD&ĐT cũng là chuyển đổi phương thức dạy học và đánh giá. Bà Lan chia sẻ trong quá trình hỗ trợ vừa qua còn cho thấy còn tâm lý ngại ứng dụng CNTT và chưa được ủng hộ lắm.

Nói về học trực tuyến bậc đại học (ĐH), ông Hoàng Lê Minh, Trưởng khoa CNTT, ĐH Văn Lang cho biết để ứng dụng CNTT trong trường học phải có hạ tầng, thiết bị, một số nền tảng số tối thiểu và con người biết ứng dụng CNTT. ĐH Văn Lang đã đầu tư cho hạ tầng, kết nối mạng, trang thiết bị tương đối đầy đủ để khi dịch COVID xảy ra hầu như trường có thể chuyển các hoạt động đào tạo sang giai đoạn trực tuyến.

Tuy nhiên, ông Minh cho biết quá trình triển khai giảng dạy trực tuyến đã cho thấy với số giảng viên, sinh viên đông, độ tuổi, thói quen, khả năng ứng dụng CNTT khác nhau nên cũng gặp một số vấn đề và điều này là không tránh khỏi. "Ứng dụng CNTT phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn nếu không sẽ có những khó khăn nhất định".

Cùng chia sẻ quan điểm, theo ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc kinh doanh Microsoft Việt Nam, ứng dụng CNTT trong giáo dục có rất nhiều đối tượng khác nhau, từ những nhà quản lý, hoạch định chính sách, tổ chức giáo dục, người hưởng lợi và quan trọng nhất là HS - sinh viên. Mỗi đối tượng có một thách thức khác nhau.

Ngoài ra, khi mọi người làm việc trực tuyến, phụ thuộc vào đường truyền, kết nối, sự chia sẻ trên không gian mạng thì bảo mật cũng là một vấn đề. Bảo mật đối với từng cá nhân, từng tổ chức trở nên vô cùng quan trọng.

Còn ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc quốc gia Lenovo Việt Nam cho biết theo một khảo sát của Microsoft về học trực tuyến cho thấy sự phân tán tư tưởng trong khi học, thiếu tương tác với bạn bè, thầy cô hay thiếu công cụ làm việc từ giảng viên, học sinh là thách thức lớn nhất khi học trực tiếp.

Một số đề xuất thúc đẩy CĐS giáo dục và học trực tuyến hiệu quả - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)

Công nghệ có tạo ra sự tương tác, hứng thú cho bài giảng?

Ông Thắng cho rằng ngành GD&ĐT cũng phải xác định trong một tương lai dài phải sống chung với đại dịch và tính đến hình thức học lai ghép (hybrid) để có những lựa chọn tốt, linh hoạt hơn. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đến từ các công cụ. Công cụ gồm có công cụ phần mềm, công cụ thuần túy và chúng ta phải có những hình thức xây dựng bài bản để có nền tảng phần mềm cho giảng dạy, học tập phù hợp.

Yếu tố thứ hai là cần phải trang bị kỹ năng và trình độ sử dụng CNTT nhất định. Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với thách thức như đại dịch COVID-19 nên từ người dạy đến người học đều cần phải thay đổi, rèn luyện kỹ năng để thích ứng theo môi trường mới.

Giám đốc quốc gia Lenovo Việt Nam cho rằng công nghệ đóng góp một phần trong hỗ trợ, tương tác tốt, hiệu quả hơn. Về nền tảng phần cứng, nếu người học, người dạy được trang bị thiết bị có thiết kế công nghệ tốt hơn thì việc học trực tuyến sẽ dễ dàng, thoải mái hơn và không bị nhàm chán. Nếu việc tương tác trên mạng chậm, không có hỗ trợ thì ảnh hưởng đến việc học tập và làm học sinh mất tập trung hơn.

Theo nhận định của bà Phạm Thị Ngọc Lan, công nghệ hỗ trợ việc học và dạy chất lượng hơn. Ví dụ việc học tập có thể kết hợp với sách điện tử, dựa trên trò chơi hoá, robot... "Công nghệ giờ đã có thể đáp ứng các nhu cầu giảng dạy và học tập, điểm chính là các thầy cô có thể áp dụng vào phương pháp giảng dạy và ứng dụng vào kịch bản sư phạm hay không vẫn là quan trọng nhất".

Bà Lan chia sẻ trong đợt dịch vừa rồi rất nhiều người cho rằng dạy học trực tuyến chán. Đó là do chúng ta bê nguyên hình thức lớp học trực tiếp sang trực tuyến nên việc học trực tuyến rất buồn ngủ, chán và stress.

"Chúng tôi lo nhất là học trực tuyến ở cấp bậc tiểu học nhưng các giáo viên tiểu học lại là những người rất sáng tạo khi cho các HS học, làm bài trên phần hệ thống và kiểm tra đánh giá trước. Khi học trực tuyến, GV chủ yếu tập trung vào tương tác để HS đỡ bị chán, theo đó, các em rất hào hứng học tập. Quan trọng là chủ động sáng tạo, ứng dụng tương tác, tạo không khí vừa học vừa chơi qua các trò chơi như "Ai là triệu phú"…, sử dụng các phần học liệu để ghép vào bài giảng. Các thầy cô phải thay đổi, ứng dụng công nghệ tương tác để giảng dạy", bà Lan cho hay.

Ông Hoàng Lê Minh cho rằng thúc đẩy học tập trực tuyến, CĐS bậc ĐH, có 3 hệ thống cần tập trung gồm: hệ thống quản lý là vấn đề lâu dài mà các trường cần đầu tư; hệ thống dạy và học trên môi trường online và hệ thống kiểm tra, đánh giá.

Đề có thể truyền cảm hứng trong quá trình học tập trực tuyến, ông Minh cho rằng chúng ta phải kết hợp cách thức dạy truyền thống và trực tuyến để bài học hấp dẫn hơn.

Về quản lý hay kiểm tra, đánh giá trên môi trường số, ông Minh chai sẻ các trường cần đặt ra đầu bài và các DN số có thể chung tay phát triển giải pháp đánh giá, kiểm tra thi cử trên môi trường số thực tế.

Còn theo chia sẻ của ông Thắng, để đột phá học trực tuyến, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục, hay trong các ngành khác chúng ta phải ưu tiên giá trị ngành như nghiên cứu phương pháp học tập kết hợp giữa việc học truyền thống trên lớp và cách học trực tuyến qua mạng (branded learning), mà về bản chất giá trị ngành được nhúng vào trong phương pháp này.

Đây cũng là cách tiếp cận làm sản phẩm của Microsoft. Bên cạnh các sản phẩm đại chúng, phải có những sản phẩm đặc thù. Microsoft có những sản phẩm đặc thù riêng cho giáo dục. "Giải pháp hay công cụ chỉ là một phần mà quan trọng chúng ta phải có nền tảng và trên nền tảng đó có thể xây dựng những ứng dụng hoặc những công cụ phù hợp với ngành nghề của mình", ông Thắng nhấn mạnh.

Cần sự nỗ lực của nhiều bên

Là đơn vị hỗ trợ CĐS cho ngành GD&ĐT nhiều năm, bà Lan cho biết để CĐS trong ngành GD&ĐT có rất nhiều việc phải làm và trong 5 năm vừa rồi ngành GD&ĐT đã làm được rất nhiều việc. Để các nền tảng đáp ứng cho việc dạy, học, thi, Ngành GD&ĐT cần đưa những điểm mới của việc dạy, học trực tuyến vào trong các quy định để có sở cứ cho các GV thực hiện thống nhất từ cấp Bộ.

Với tư cách là công ty cung cấp các thiết bị số, ông Giáp cho biết Lenovo đang làm việc với các cơ quan nhà nước để tham gia Chương trình sóng và máy tính cho em để triển khai các máy tính bảng tích hợp với các phần mềm của Bộ GD&ĐT để đưa các máy tính bảng đến cho trẻ em vùng sâu.

Đơn vị này cũng nhận được yêu cầu triển khai công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) nhưng chủ yếu là các yêu cầu từ chủ yếu các trường tư, quốc tế. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn nhất để hiện thực hóa việc này là dữ liệu, nội dung số. Lenovo mong muốn nhận được trao đổi để số hóa nội dung, xây dựng ứng dụng cho trường phổ thông.

Còn về giáo dục trung học, ĐH, Lenovo cũng có những giải pháp riêng cho hệ thống phòng lab, ứng dụng chuyên biệt như máy trạm (workstation), hệ thống máy cấu hình lớn tối ưu hóa cho môi trường sáng tạo, kính thực tế ảo. Lenovo cũng đề xuất một số trao đổi với Bộ GD&ĐT về kính AR, và số hóa nội dung để tích hợp với phần cứng.

Một số đề xuất thúc đẩy CĐS giáo dục và học trực tuyến hiệu quả - Ảnh 2.

Ảnh minh họa (Nguồn: Forbes)

"Các bên cần đóng góp xây dựng hệ sinh thái cho giáo dục tại Việt Nam, nhất là ứng dụng giáo dục công và tư để mang lại giải pháp cho thị trường Việt Nam", ông Giáp đề xuất.

Ông Hoàng Lê Minh cho rằng trong giai đoạn này, để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT cần phải khôn ngoan, đúng lúc, đúng chỗ. Ngay khoa CNTT, ĐH Văn Lang chưa có đầu tư nhiều nhưng cũng đặt vấn đề đầu tư các phòng lab, mô hình và mong muốn có được sự hỗ trợ đầu tư của các đơn vị cho các mô hình này cho đào tạo.

"Dù sao, vấn đề ứng dụng CNTT cho các đơn vị đào tạo là cần thiết và cần sự phối hợp, hợp tác, hiểu nhau nhiều hơn là vấn đề thuần túy là bán hàng, hay marketing để giải quyết nhiều vấn đề cho giáo dục", ông Minh cho hay.

Cốt lõi của CĐS GD&ĐT, các chuyên gia cho rằng vẫn là chuyển đổi tư duy của người lãnh đạo. Ông Thắng cho rằng khi người lãnh đạo cao nhất của nhà trường nhận thức thì câu chuyện CĐS không phải là khó và Microsoft luôn sẵn sàng đồng hành với các tổ chức giáo dục trên toàn quốc để CĐS.

Đồng quan điểm, bà Lan cho rằng nếu người lãnh đạo có quyết tâm thì có giải pháp. Nếu trước đây, học trực tiếp HS có thể phải nộp 10.000 đồng cho việc photocopy tài liệu học tập thì nay có thể chuyển khoản đóng này để nhận được một tài khoản dùng tài liệu trực tuyến để học tập trực tuyến… "Những gì chúng ta đang chi cho làm thủ công thì chuyển khoản đó sang cho việc dạy, học trực tuyến".

Bên cạnh đó, theo bà Lan, trong thời đại 4.0, GV cũng cần trang bị kỹ năng CNTT, đơn giản từ biết dùng smartphone để tải ứng dụng về sử dụng. Nhiều GV còn tâm lý e ngại công nghệ là cao siêu. "GV nên cởi bỏ tâm lý này và với sự hỗ trợ 24/7 của đơn vị cung cấp giải pháp thì việc sử dụng công cụ số dễ dàng hơn nhiều".

Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng nhiều thầy cô hiện phải tự đầu tư công cụ số. Nhiều máy tính của các thầy cô đã cũ rồi, trong khi công cụ nhà nước không cung cấp nên GV phải tự đầu tư. Đây là một khó khăn bởi phải dùng Windows 10 thì sử dụng Microsoft Teams hình ảnh mới tốt được. Trong khi triển khai dạy học trực tuyến, GV cần được nhà trường truyền thông về định hướng của nhà trường và hỗ trợ GV dùng phần mềm./.

Bài liên quan
  • Tăng cường hợp tác về chuyển đổi số giữa Việt Nam và Cuba
    Ngày 2/11/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Cuba Mayra Arevich Marín và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc nhằm thúc đẩy các chương trình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Những động lực tăng trưởng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
Một số đề xuất thúc đẩy CĐS giáo dục và học trực tuyến hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO