Một số điểm mới trong dự thảo điều chỉnh Nghị định 06/2016/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường

TH| 01/10/2020 10:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang lấy ý kiến đối với các nội dung mới được cập nhật, bổ sung dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP. Dự kiến trình Chính phủ trong tháng 10 năm nay.

Theo đó, dự thảo sửa đổi Nghị định có một số điểm mới, phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành, đồng thời thuận lợi cho các đơn vị, doanh nghiệp khi tham gia thị trường cung cấp dịch vụ Phát thanh Truyền hình (PTTH).

Một số điểm mới trong dự thảo điều chỉnh Nghị định 06/2016/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường - Ảnh 1.

Trao đổi, giải đáp tại Hội thảo giao ban Công tác quản lý hoạt động THTT

Cụ thể, trong dự thảo Nghị định sửa đổi không quy định bắt buộc biên dịch nội dung (Khoản 2 Điều 19 và Khoản 2 Điều 20a); không quy định cứng tỷ lệ hạn mức nội dung trong nước theo yêu cầu trước khi cung cấp dịch vụ. Vấn đề này do doanh nghiệp quyết định theo nhu cầu thị trường.

Cùng đó bổ sung giải pháp chế tài tức thời. Dự thảo Nghị định có chế tài xử lý vi phạm biên tập nội dung theo yêu cầu, theo hướng cảnh báo, nhắc nhở và có biện pháp dừng dịch vụ với doanh nghiệp cố tình vi phạm (Khoản 3 Điều 20a).

Trong dự thảo nghị định sửa đổi giữ nguyên quy định quản lý nội dung theo yêu cầu cấp phép, biên tập trước khi phát hành dịch vụ. Đồng thời quy định ba nhóm nội dung đối với việc biên tập: Nhóm 1 - Chương trình thời sự, chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội (Liên quan đến hoạt động báo chí); Nhóm 2 - Phim: Liên quan đến điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn; Nhóm 3 - Chương trình giải trí khác: Doanh nghiệp biên tập nội dung không trái với các hành vi bị cấm theo quy định của các luật.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ, đầy đủ trong vấn đề quản lý đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Một số điểm mới trong dự thảo điều chỉnh Nghị định 06/2016/NĐ-CP tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO