Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN

D.Y| 14/12/2015 20:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành, doanh nghiệp của các nước trong khối sẽ gia nhập một thị trường chung, lớn hơn, với thuế quan gần 0%. Điều này tạo nên môi trường kinh doanh mới với nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp.

Việc hình thành Cộng đồng AEC sẽ tạothành một khối thống nhất về sản xuất, thương mại và đầu tư, đây sẽ là thị trườngduy nhất và là một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do củahàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề. Khi đó, doanh nghiệp ViệtNam sẽ bước vào sân chơi lớn hơn, không chỉ thị trường của 90 triệu dân nữa màvới một tâm thế lớn hơn với 600 triệu dân và những cuộc cạnh tranh, thách thứccam go, khốc liệt hơn.Bởi vậy, đểtồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần tự đổi mới chính, bao gồmcác nội dung sau:

Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý

-Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinhdoanh của doanh nghiệp, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việccủa các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tậptrung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong doanhnghiệp một cách nhịp nhàng.

-Điều chỉnh hợp lý tổ chức hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý trongdoanh nghiệp với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết định đưa ramột cách chính xác, hiệu quả.

- Đảm bảo thông tin trong nội bộdoanh nghiệp, bảo đảm mọi thành viên hiểu rõ được mục đích của tổ chức, đạtđược sự thống nhất giữa mục đích cá nhân và mục đích của tập thể. 

Doanh nghiệp cần tự đổi mớichính mình khi gia nhập AEC

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

-Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ởcác doanh nghiệp. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những côngviệc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cánbộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế nhữngcán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn.

-Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khicần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúpcác doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động,giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.

Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp

-Các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu chocác chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng cácdịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tưvấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông,giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn.

Ngoàira, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chủ động tìm hiểu môi trường kinhdoanh, sản xuất mới, xây dựng chiến lược lâu dài không phải chỉ để có lợi nhuậntrước mắt mà để tham gia được vào các chuỗi sản xuất, cung ứng trên thế giới vàkhu vực.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập cộng đồng ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO