Một số kết quả đạt được của đàm phán FTA Việt Nam – EU

D.Y| 17/12/2015 21:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau gần 3 năm, với 14 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ ở các cấp Bộ trưởng, Trưởng đoàn và các nhóm kỹ thuật, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức kết thúc toàn diện đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Với kết quả này, Việt Nam và EU đãđạt được một bước tiến trọng yếu trong lộ trình tăng cường quan hệ đối tácchính trị toàn diện và sâu sắc giữa Việt Nam và EU, đặc biệt là quan hệ thươngmại - đầu tư.

Trong quá trình đàm phán Hiệp địnhEVFTA, Việt Nam và EU đã thống nhất khuôn khổ cho các chương trình hợp tác vànâng cao năng lực trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. Khuôn khổ này sẽgiúp nước ta tiếp tục xây dựng hệ thống pháp lý, hỗ trợ triển khai các cam kếttrong Hiệp định, nâng cao năng lực cạnh tranh EVFTA của doanh nghiệp vừa vànhỏ, v.v.. Ngoài ra, việc ký kết FTA với một đối tác phát triển cao như EU cũngsẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận nguồn công nghệ hiện đại, học hỏi kỹ năng quảnlý, nâng cao tay nghề, tạo thêm việc làm cho người lao động, giúp ổn định ansinh-xã hội cho nước ta.

Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mạihàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuấtxứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩmvà kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT),Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầutư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chínhphủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác vàxây dựng năng lực, Pháp lý - thể chế. Hiệp định cũng bao gồm cách tiếp cận mới,tiến bộ hơn về bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.

Về Thương mại hàng hóa

Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngaykhi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% sốdòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 7năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2%số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối vớikhoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạchthuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Hiệp định EVFTA sẽtạonhiềuthuậnlợichohànghóa xuất khẩucủaViệt Nam

Cam kết của EU với một số lĩnh vực quan trọng:

- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừcá ngừ đóng hộp và cá viên): EUsẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành choViệt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.

- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đốivới gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch nàyđược miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộtrình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7năm.

- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khiHiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.

- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả,rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩmgốm sứ thủy tinh: vềcơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Cam kết của Việt Nam đối với một số mặt hàng xuất khẩu chínhcủa EU:

- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhậpkhẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm;

- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịtlợn và thịt gà: ViệtNam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.

Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kếtxóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuấtkhẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.

Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhấtcác nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v.,tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhậpkhẩu của các doanh nghiệp.

Về Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cam kết của Việt Nam và EU về thươngmại dịch vụ và đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi chohoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn camkết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đươngvới mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.

Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kếtthuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tàichính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưara cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nộidung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.

Vớicác cam kết này, Hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư với các dựán chất lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam. Với quy mô và tiềmnăng phát triển đầu tư của EU, nước ta có cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển,kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực. Điều này sẽthúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởngtheo hướng tích cực của Việt Nam

Về Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất các nộidung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một sốnghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tảithông tin đấu thầu, v.v. Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kếtdành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.

Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyềndành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa,dịch vụ và lao động trong nước.

Về Sở hữu trí tuệ

Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm camkết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉdẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phùhợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định cóhiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thànhviên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý củaViệt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủngloại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thịtrường EU.

Các nội dung khác

Hiệp định EVFTA còn bao gồm cácChương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững,hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế. Các nội dung này phù hợp vớihệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cườnghợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Một số kết quả đạt được của đàm phán FTA Việt Nam – EU
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO