"Mùa xuân cho em" kêu gọi sự chung tay của cộng đồng giúp trẻ em nghèo

Thu Hiền| 18/01/2018 16:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Chương trình “Mùa xuân cho em” sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h30’ ngày 21/1/2018 trên VTV2 nhằm mang đến cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những món quà ý nghĩa, thiết thực, nhân dịp Tết đến Xuân về ấm áp yêu thương.

Ngày 16/1/2018, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 11 năm 2018.

Chương trình "Mùa xuân cho em" là chương trình thường niên của Quỹ BTTEVN phối hợp với các đơn vị tổ chức nhằm tri ân các nhà tài trợ, huy động nguồn lực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn Việt Nam. Chương trình đã được thực hiện từ năm 2008, huy động được hàng trăm tỷ đồng dành tặng cho trẻ em nghèo trên cả nước.

Năm 2017, Quỹ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã triển khai hỗ trợ cho 106.400 lượt trẻ em tương ứng với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 79 tỷ đồng, thông qua các chương trình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em; Hỗ trợ giáo dục; Hỗ trợ bảo vệ, Hỗ trợ phát triển; Hỗ trợ theo yêu cầu của nhà tài trợ, hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ khác…  

Chương trình năm nay sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 20h30’ ngày 21/1/2018 trên VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam nhằm mang đến cho trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn những món quà ý nghĩa, thiết thực, nhân dịp Tết đến Xuân về ấm áp yêu thương, đồng thời tri ân các đơn vị, tổ chức cá nhân đã có những đóng góp hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm qua.

Đại diện Ban tổ chức giới thiệu chương trình “Mùa xuân cho em” 2018

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 11, em Phạm Huy Trải (tỉnh Quảng Ngãi - hiện là sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) - một trong số những trẻ em nhận hỗ trợ từ Quỹ BTTEVN, đã từng là đại biểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vinh dự được gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2013 đã chia sẻ những thay đổi của em sau khi nhận hỗ trợ, đồng thời gửi lời cảm ơn đến Quỹ BTTEVN, các nhà tài trợ đã hỗ trợ cho em, cũng như trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn khác…

Cũng tại chương trình năm nay,Quỹ BTTEVN sẽ tiếp nhận gần 90 tỷ đồng từ 16 tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.

Theo Luật Trẻ em được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 05/04/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/06/2017, điều 95 đã quy định: “Quỹ Bảo trợ trẻ em được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết cho các mục tiêu thực hiện các quyền trẻ em của nhà nước. Việc vận động, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo quy định pháp luật về quản lý tài chính”.

Từ khi thành lập đến nay, Quỹ BTTEVN các cấp đã vận động được trên 5.500 tỷ đồng, giúp trên 30 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Các hoạt động của Quỹ BTTEVN nhằm góp phần cùng ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em… Với những kết quả đã đạt được, Quỹ BTTEVN xứng đáng với những phần thưởng cao quý của Đảng, Chính phủ trao tặng như Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất; Cờ Thi đua Chính phủ; Bằng khen  của Thủ tướng Chính phủ…

Tuy nhiên, hiện nay trong tổng số gần 26 triệu trẻ em (dưới 16 tuổi) trên cả nước, vẫn còn gần 1,5 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mồ côi, tàn tật, lang thang, lao động sớm… và hơn 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em nghèo, trẻ em bị buôn bán, bắt cóc và bị lạm dụng tình dục…) cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng, Nhà nước và sự chung tay góp sức của cả cộng đồng sẽ giúp các em ổn định cuộc sống, vươn lên để trở thành những công dân có ích cho đất nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
Đừng bỏ lỡ
"Mùa xuân cho em" kêu gọi sự chung tay của cộng đồng giúp trẻ em nghèo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO