Nền tảng tìm nguồn cung ứng thực phẩm Việt Nam Kamereo huy động được 4,6 triệu USD

HL| 19/07/2021 09:32
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo nguồn tin từ Tech in Asia, nền tảng số B2B Việt Nam Kamereo đã huy động được 4,6 triệu USD trong vòng tài trợ chuỗi A do tập đoàn CPF Group, Quest Ventures và Genesia Ventures của Thái Lan đồng dẫn đầu.

Kamereo là nhà phân phối B2B ứng dụng công nghệ đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp giải pháp cung ứng nguồn hàng đơn giản và kinh tế nhất dành cho nhà hàng khi tiếp cận trực tiếp các sản phẩm từ nông dân, giúp đơn giản hóa quá trình cung ứng và tối ưu hóa chi phí vận hành. Kể từ khi ra mắt vào năm 2019, Kamereo đã phục vụ hàng trăm nhà hàng tại TP. Hồ Chí Minh.

Công ty khởi nghiệp này được thành lập bởi Taku Tanaka, cựu giám đốc điều hành của Pizza 4P, một chuỗi cửa hàng pizza nổi tiếng được hỗ trợ bởi công ty cổ phần tư nhân Mekong Capital tập trung vào Việt Nam.

Chỉ trong 3 năm, Pizza 4P đã phát triển từ một địa điểm tại TP. Hồ Chí Minh lên 10 cửa hàng trên toàn quốc. Vào thời điểm đó, Tanaka phát hiện ra sự kém hiệu quả của việc để các đầu bếp và chủ nhà hàng đàm phán với các nhà cung cấp và quản lý đơn đặt hàng theo cách thủ công.

Nền tảng tìm nguồn cung ứng thực phẩm Việt Nam Kamereo huy động 4,6 triệu USD - Ảnh 1.

Ông Taku Tanaka, sáng lập và CEO của Kamereo (Ảnh: trendsvietnam.vn)

Trao đổi với Tech in Asia, Taku Tanaka cho biết 98% các nhà hàng Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường không có đủ nguồn lực để xây dựng đội ngũ tìm nguồn cung ứng của riêng mình và chủ yếu mua các nguồn cung cấp như trái cây và rau quả từ các chợ hoặc siêu thị.

Kamereo - với khối lượng thu mua cao hơn - nhằm mục đích cắt giảm chi phí liên quan bằng cách tìm nguồn cung cấp sản phẩm trực tiếp từ nông dân. Để tối ưu hóa quy trình, Kemereo đã xây dựng một hệ thống đặt hàng với sự hỗ trợ của công nghệ và cũng cung cấp các dịch vụ thực hiện đơn hàng.

Kamereo có một nhà kho tại TP. Hồ Chí Minh, nơi công ty khởi nghiệp đặt trụ sở và điều hành đội giao hàng riêng của mình để xử lý các đơn đặt hàng. Kamereo hiện phục vụ hơn 400 khách hàng đang hoạt động, bao gồm các siêu thị và văn phòng.

TP. Hồ Chí Minh hiện đang thực hiện giãn cách xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16 để phòng chống Covid-19, điều này đã ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển và cung ứng thực phẩm, đồ uống.

Taku cho biết hoạt động kinh doanh của Kamereo đã bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào tháng 6, nhưng các đơn đặt hàng đã tăng trở lại khi nhiều khách hàng mới đã tin tưởng vào nền tảng này do việc đóng cửa các chợ truyền thống. Trong 12 tháng qua, công ty khởi nghiệp này cho biết tổng giá trị hàng hóa vẫn tăng trưởng 15%.

Mô hình tập trung tài sản của Kamereo có thể gặp nhiều thách thức, nhưng Tanaka cho biết điều này có thể được khắc phục bằng cách cắt giảm các chi phí thực hiện và giao hàng chặng cuối đồng thời tăng giá trị đơn đặt hàng trung bình cho mỗi khách hàng.

Công ty khởi nghiệp này có kế hoạch sử dụng nguồn vốn mới để tăng số lượng kho hàng tại TP. Hồ Chí Minh, xây dựng hệ thống quản lý kho hàng, nâng cấp trang web và ứng dụng di động, đồng thời mở rộng ra thủ đô Hà Nội vào năm 2022.

Nền tảng tìm nguồn cung ứng thực phẩm Việt Nam Kamereo huy động 4,6 triệu USD - Ảnh 2.

Theo Kamereo, từ rất lâu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng thực phẩm thường hoạt động theo phương thức khá thủ công, vẫn còn thiếu ứng dụng của công nghệ. Kamereo tin rằng các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm nói chung nên vận hành một cách sáng tạo, hiệu quả hơn.

Kamereo hướng đến việc làm mới lĩnh vực thực phẩm và đồ uống (F&B) bằng cách ứng dụng công nghệ để thay thế những thao tác thủ công mỗi ngày. Công nghệ chính là chìa khóa hướng đến sự chuyên nghiệp hóa quy trình làm việc, để sự sáng tạo được lên ngôi. Các doanh nghiệp thực phẩm cũng góp phần tích cực thay đổi chất lượng cuộc sống hàng ngày của mỗi người./.

Bài liên quan
  • Ứng dụng công nghệ phát huy giá trị bảo tàng
    Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng vào giới thiệu, trưng bày, phát huy giá trị bảo tàng là một xu hướng tất yếu. Công nghệ góp phần giúp hoạt động bảo tàng trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng khả năng tiếp cận công chúng. Không chỉ trên thế giới mà các bảo tàng ở Việt Nam cũng đang có những thay đổi mang tính cách mạng, nhờ phát huy hiệu quả từ các ứng dụng công nghệ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thái Nguyên hướng tới trung tâm ứng dụng blockchain của quốc gia
    Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng, Thái Nguyên đang hướng tới việc xây dựng trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo với những lĩnh vực như nghệ thuật số, tài sản số... Do đó, blockchain sẽ được sử dụng như một công cụ mới để giải quyết những vấn đề mà trước đây chưa làm được.
  • “Muốn đất nước vươn mình phải nghĩ khác, làm khác”
    TS Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông - người góp công lớn đưa internet về Việt Nam đã dành cho Nhân Dân hằng tháng cuộc trao đổi chung quanh Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị vừa mới ban hành và những vấn đề mang tính chiến lược trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Cuốn sách giải mã sự bí ẩn và chuyển hoá kỳ diệu của số 0
    Trong lịch sử nhân loại, hiếm có khái niệm nào vừa gây tranh cãi dữ dội lại vừa có sức ảnh hưởng sâu rộng như số 0.
  • “AI: Cơ hội và thách thức với công tác tuyên giáo”
    Sự trỗi dậy của AI đang làm biến đổi sâu sắc không chỉ công cụ truyền thông, mà cả cách con người tiếp cận sự thật, niềm tin và ý nghĩa. Trong làn sóng đó, trí thức không còn chỉ là người phân tích hay cung cấp thông tin, mà còn phải là người kiến tạo định hướng - cho cộng đồng, cho chính sách, và cho chính mình.
  • Phần mềm tống tiền khét tiếng và gây thiệt hại nhất mọi thời đại
    Ransomware (phần mềm tống tiền) và các băng nhóm tội phạm đứng sau chúng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hàng triệu doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu, với con số tổn thất lên đến hàng tỷ USD.
Đừng bỏ lỡ
Nền tảng tìm nguồn cung ứng thực phẩm Việt Nam Kamereo huy động được 4,6 triệu USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO