Ngân hàng truyền thống khó có chỗ đứng trong cuộc cách mạng 4.0

Minh Thiện| 06/12/2017 17:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Triển khai các ứng dụng Fintech và nhanh chóng chuyển đổi số là công tác bắt buộc của các ngân hàng Việt Nam để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự trưởng thành của các công ty công nghệ tài chính (Finance Technology – Fintech) tại thị trường Việt Nam đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn của Công nghiệp 4.0. Bàn thảo chuyên sâu về xu hướng này, ngày 6/12, tại Hà Nội, Công ty TNHH IDG Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán kẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. Đây là diễn đàn kết nối giữa các chuyên gia công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với hệ thống các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Với nội dung chính thảo luận về xu hướng chuyển đổi công nghệ số đối với các hoạt động, dịch vụ ngân hàng, xu hướng phát triển của các công nghệ thông tin phục vụ ngành tài chính cũng như các vấn đề đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu trong hệ thống ngân hàng trong thời kỳ bùng nổ công nghệ kết nối... hội thảo thu hút sự quan tâm của các chuyên gia công nghệ thông tin trong nước và quốc tế cùng hệ thống nhiều ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết: Sự phát triển công nghệ hiện nay không chỉ là những sáng kiến nhỏ lẻ, mà đã trở thành trào lưu, làn sóng mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, những giải pháp e-banking tại Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm như: phí giao dịch cao, lỗi giao diện còn xảy ra khá thường xuyên, dịch vụ chăm sóc khách hàng dành cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến vẫn chưa thực sự làm hài lòng khách hàng.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, phát biểu tại Hội thảo

Theo “Báo cáo về dịch vụ ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng và Xu hướng tại Việt Nam” do Công ty CP TNHH IDG Việt Nam (IDG Vietnam) thực hiện năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Hiện nay, tại Việt Nam tỷ lệ người dùng sử dụng các giải pháp e-banking đã lên mức 81% (so với mức 21% theo khảo sát năm 2015 của IDG Vietnam). Các giải pháp về tài chính điện tử đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính tiện lợi và các giải pháp bảo mật hiện đại. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội và thách thức lớn của công nghiệp 4.0, đồng thời mở ra thị trường cung cấp sản phẩm phần mềm phục vụ ngành tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam

Số liệu nghiên cứu của IDG

Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự xuất hiện của một loạt các công nghệ mới đột phá như internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ robotic, trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, điện toán đám mây (icloud), dữ liệu lớn (big Data)... đang làm thay đổi mạnh mẽ các ngành và lĩnh vực. Trong lĩnh vực dịch vụ, những mô hình kinh doanh mới mẻ và tiện dụng như Uber, Grab (trong giao thông, Traveloka, Airbnb (du lịch, đặt phòng khách sạn), Alibaba, Amazon (thương mại điện tử), Atombank, Fidor bank (ngân hàng số không có chi nhánh vật lý)... Các công nghệ này sẽ làm thay đổi nhanh chóng nền kinh tế nói chung và lĩnh vực tài chính, ngân hàng nói riêng. Khách hàng hiện có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều công nghệ số hóa mới và yêu cầu ngày càng cao đối với các kênh dịch vụ ngân hàng.

Ông Hà Huy Tuấn - Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Diễn đàn năm nay tiếp tục đi sâu thảo luận về những nét mới do sự phát triển của công nghệ tạo ra trong tiến trình cách mạng lần thứ tư. Phiên báo cáo chính của hội thảo chủ trì bởi ông Nguyễn Toàn Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã trình bày những nhận định, nghiên cứu mang tính tổng quan với tham luận từ lãnh đạo các ngân hàng BIDV (TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng – BIDV) và VIB Bank (ông Trần Nhất Minh, Phó TGĐ kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng công nghệ số - VIB Bank) cùng góc nhìn từ lãnh đạo các đơn vị công nghệ Samsung, CMC và ANSV về các giải pháp như xu hướng chuyển đổi số, bảo mật cho thanh toán trực tuyến, tác động của các xu hướng công nghệ mới đối với trải nghiệm khách hàng.

Các diễn giả tham gia phiên tọa đàm

Đặc biệt, các diễn giả tập trung trao đổi, chia sẻ thông tin về những mô hình mới trong các hoạt động tài chính của các công ty Fintech, giải pháp mới về nghiệp vụ ngân hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại về khách hàng, hệ thống tài chính. Những vấn đề về quản lý dữ liệu khách hàng, tài chính trong điều kiện sử dụng dữ liệu lớn, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo để tính toán các gói sản phẩm ngân hàng, phân khúc khách hàng, nâng cao độ an toàn bảo mật thông tin cá nhân cũng như phát triển và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu, kỳ vọng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng cũng được đại diện các đơn vị trao đổi một cách cởi mở. Những ý tưởng mới được gợi mở tại diễn đàn đều hướng tới mục tiêu tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng bối cảnh nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số.

Một số gian trưng bày sản phẩm, giải pháp mới cho ngành Tài chính-Ngân hàng

Ngoài các chuyên đề hội thảo, khu vực triển lãm công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ giới thiệu các ứng dụng công nghệ và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với các gian hàng công nghệ từ Hoa Kỳ, Anh, CH Séc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam. Một số công nghệ nổi bật: Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, IoT, Điện toán Đám mây, Blockchain, Kho dữ liệu trung tâm, Quản trị dữ liệu, Công nghệ thực tế Ảo, Quản trị rủi ro hoạt động; Quản trị rủi ro tín dụng, Bảo mật hệ thống,...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng truyền thống khó có chỗ đứng trong cuộc cách mạng 4.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO