Ngồi máy tính cả ngày thấy hiện tượng này coi chừng bị mù vì bệnh nguy hiểm

Minh Hà| 25/12/2017 23:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều người do ngồi máy tính cả ngày hoặc quá lâu, nên cảm thấy cay mắt và nước mắt trào ra… tưởng bình thường nhưng đó lại là những dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm có thể bị mù mắt.

Bệnh khô mắt ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới

Do nhu cầu công việc hoặc giải trí, hầu hết mỗi người ngồi trước máy tính, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng 7 - 8h đồng hồ mỗi ngày. Theo báo An ninh Thủ đô, điều này khiến mắt mỏi và mờ. Một phần nguyên nhân là chúng ta ít khi chớp mắt thường xuyên, có thể dẫn đến mắt khô và dễ bị kích ứng. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chớp mắt giảm gần 70% khi sử dụng thiết bị điện tử.

Ngồi máy tính cả ngày thấy nước mắt trào ra, coi chừng bị mù vì bệnh nguy hiểm - ảnh 1

Tại Việt Nam, có khoảng 4 - 8 triệu người bị khô mắt do ngồi máy tính quá lâu. Ảnh minh họa

Liên quan đến điều này, trên báo Người đưa tin phân tích, hội chứng khô mắt (DES - Dry Eye Syndrome) là một rối loạn phổ biến của màng phim nước mắt, ảnh hưởng đến tỉ lệ đáng kể dân số, đặc biệt là những người lớn tuổi (ngoài 40 tuổi). Ước tính có 25 - 30 triệu người bị ảnh hưởng tại Hoa Kỳ. DES có thể ảnh hưởng đến bất kỳ chủng tộc nào và phổ biến hơn ở phụ nữ.

Báo cáo TFOS DEWS II tại hội thảo Khô mắt Quốc tế lần II năm 2017 chỉ ra, bệnh khô mắt ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới và là nguyên nhân phổ biến nhất khiến mọi người đi khám mắt. Tại Việt Nam, có khoảng 4 - 8 triệu người bị khô mắt ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Nạn nhân gần đây nhất là trường hợp của chị Đỗ Thị Kim Ngân (26 tuổi, ở Hà Nội) vừa được chia sẻ trên báo Trí thức trẻ. Theo đó, 3 tháng này, chị Ngân thấy liên tục xuất hiện tình trạng tự nhiên chảy nước mắt dù chẳng có chuyện gì buồn. Theo chia sẻ của Ngân, mỗi tối ngồi ở nhà xem phim hoặc trên cơ quan ngồi làm việc máy tính khoảng 30 phút là nước mắt lại chảy ra giàn giụa.

"Lúc đầu tôi chẳng để ý gì, nhưng thấy xuất hiện với tuần suất ngày càng nhiều, mà sau khi chảy nước mắt là xuất hiện cảm giác khô rát, nên tôi quyết định đi khám. Khi đến khám, bác sĩ kết luận tôi mắc bệnh khô mắt, quả thật khi nghe kết quả đó tôi giật mình và đặt ra câu hỏi: Vì sao nước mắt chảy ra nhiều lại mắt bệnh khô mắt", Ngân chia sẻ.

Bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Đăng Dũng - Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế DND Hà Nội, người trực tiếp khám cho chị Ngân chia sẻ, hiện nay số lượng người mắc bệnh khô mắt đang gia tăng đáng kể, nhất là trong giới văn phòng và những trường hợp chảy nước mắt nhưng vẫn mắc bệnh khô mắt là không hề hiếm gặp.

Có thể mù mắt nếu bị khô mắt kéo dài

Chia sẻ trên báo Hải quan về căn bệnh này, ông Nguyễn Đăng Dũng, Giám đốc Bệnh viện Mắt quốc tế DND cảnh báo, triệu trứng khô mắt có thể nổi cộm, đỏ mắt, kích thích mắt kèm đau nhiều. Bệnh khô mắt gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh khiến sức khỏe suy giảm và hay trầm cảm.

Theo ông Dũng, nếu không được điều trị bệnh khô mắt có thể dẫn đến viêm mắt, nhiễm khuẩn, gây sẹo bề mặt giác mạc, giảm thị lực hoặc mất thị lực vĩnh viễn.

Giám đốc Bệnh viện Mắt quốc tế DND cũng cảnh báo hiện trên mạng xã hội rất nhiều những quảng cáo chữa các bệnh ở mắt bằng yoga, mát xa. Nhiều bậc phụ huynh đổ xô cho con đi tập, từ chối đeo kính, không cho con khám bác sỹ.

Ngồi máy tính cả ngày thấy nước mắt trào ra, coi chừng bị mù vì bệnh nguy hiểm - ảnh 3

Khô mắt kéo dài có thể bị mù mắt. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, bác sỹ Dũng cho rằng, tập yoga, mát xa để chữa bệnh mắt, phục hồi chức năng thị giác cho bệnh nhân là không có cơ sở khoa học. Bất cứ một phương pháp nào muốn được sử dụng để chữa bệnh cho người phải được sự đồng ý của Bộ Y tế.

Theo cảnh báo của bác sĩ Dũng, muốn phục hồi thị giác cần dựa trên cơ sở khoa học, thiết bị nhãn khoa, nhân viên y tế được đào tạo bài bản, phương pháp điều trị riêng cho từng bệnh nhân, mức độ bệnh nếu không sẽ có biến chứng khôn lường, nặng nhất là mất thị lực vĩnh viễn.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Ngồi máy tính cả ngày thấy hiện tượng này coi chừng bị mù vì bệnh nguy hiểm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO