Nhật Bản phát triển hệ thống robot xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tự động

Đào Thanh Tùng| 04/06/2020 14:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Hệ thống này sẽ bao gồm nhiều robot, trong đó có một robot phụ trách việc lấy mẫu xét nghiệm, một robot phụ trách việc chuyển các mẫu xét nghiệm và một robot khác quản lý thuốc thử.

Nhật Bản phát triển hệ thống robot xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tự động - Ảnh 1.

Một loại robot hỗ trợ các bệnh nhân mắc COVID-19. (Nguồn: Reuters)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hãng chế tạo robot y học Medicaroid (Nhật Bản) đang lên kế hoạch phát triển hệ thống robot chuyên thực hiện xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) một cách tự động nhằm giảm thiểu rủi ro do nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các nhân viên y tế, đồng thời tăng cường năng lực xét nghiệm của hệ thống y tế ở những quốc gia thiếu nhân lực trầm trọng như Nhật Bản.

Hệ thống này sẽ bao gồm nhiều robot, trong đó có một robot phụ trách việc lấy mẫu xét nghiệm từ những người đến kiểm tra, một robot phụ trách việc chuyển các mẫu xét nghiệm đó tới các thiết bị xét nghiệm, và một robot khác quản lý thuốc thử.

Bên cạnh đó, hệ thống trên cũng bao gồm các robot chăm sóc y tế chuyên thực hiện phân phát bữa ăn và giám sát các dấu hiệu quan trọng của các bệnh nhân.

Theo Medicaroid, robot lấy mẫu xét nghiệm sẽ là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống này bởi vì nó cho phép các bác sỹ có thể tiến hành các thủ tục xét nghiệm PCR từ xa.

Thiết bị này sẽ được chế tạo trên cơ sở kinh nghiệm chế tạo các robot công nghiệp của tập đoàn Kawasaki Heavy Industries.

Theo kế hoạch, trong quý 3, Medicaroid sẽ tiến hành thiết kế, chế tạo và đánh giá hệ thống robot nói trên, và từ tháng 10 hãng sẽ đưa hệ thống robot vào thử nghiệm ở các bệnh viện và các cơ sở khác thuộc Mạng lưới Sáng tạo Y sinh Kobe.

Chính quyền thành phố Kobe nơi Medicaroid đặt trụ sở, dự kiến sẽ hỗ trợ khoảng 460.000 USD cho việc thực hiện dự án này, đồng thời hỗ trợ cho hãng trên trong việc tiến hành thử nghiệm hệ thống robot xét nghiệm tại các bệnh viện và cơ sở khác.

Medicaroid là một công ty liên doanh giữa tập đoàn Kawasaki Heavy Industries và hãng chế tạo dụng cụ chuẩn đoán Sysmex./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vươn mình trong hội nhập quốc tế
    Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải hướng tới việc đưa các chuẩn mực, quy định về khoa học, công nghệ trong nước tiệm cận với các chuẩn mức, thông lệ quốc tế tiên tiến. Qua đó, nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mở rộng không gian phát triển của đất nước...
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản phát triển hệ thống robot xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tự động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO