Nhiều nước bắt đầu siết chặt quản lý thuế với Netflix

Ánh Dương| 15/11/2020 09:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Dịch vụ truyền hình qua Internet đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới và việc đánh thuế đối với những nền tảng này đang là một vấn đề thật sự khó khăn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang bắt đầu xây dựng những khung chính sách để quản lý và đánh thuế các dịch vụ truyền hình qua Internet như Netflix.

Netflix do Marc Randolph và Reed Hastings sáng lập vào tháng 8/1997 tại California (Mỹ). Ban đầu, Netflix là một dịch vụ cho thuê phim. Người dùng đặt phim trên trang web của Netflix và nhận đĩa DVD theo đường bưu điện.

Tuy nhiên, hiện nay, Netflix đã phát triển trở thành một trong những nền tảng giải trí trên mạng Internet hàng đầu thế giới. Trong báo cáo thu nhập mới nhất, thu nhập ròng của Netflix trong quý III/2020 là 790 triệu USD với doanh thu 6,4 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong giai đoạn từ tháng 1-9/2020, Netflix đã có thêm 28,1 triệu thành viên trả phí, vượt con số 27,8 triệu vào năm 2019. Tổng cộng, Netflix đang có hơn 195 triệu người đăng ký thuê bao truyền hình trả phí trên toàn cầu.

Với doanh thu khủng nhưng công ty này thường trả rất ít thuế ở những quốc gia không đặt trụ sở đại diện. Đây là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia.

Các quốc gia quản lý Netflix như thế nào?

Hôm 6/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết họ đang chuẩn bị một dự luật theo đó áp dụng mức thuế 5% đối với những "gã khổng lồ" dịch vụ streaming như Netflix và sử dụng số tiền này để phát triển điện ảnh trong nước.

Theo đó, các nhà cung cấp có doanh thu hơn 50 triệu euro được tạo ra từ các dịch vụ ở Tây Ban Nha phải phân bổ 5% doanh thu này để tài trợ cho các tác phẩm nghe nhìn của châu Âu hoặc đóng góp cho Quỹ Bảo vệ Điện ảnh.

Trong số đó, 70% phải được sử dụng để tài trợ cho các tác phẩm của các nhà sản xuất độc lập, bên cạnh mức tối thiểu 40% được dành cho các bộ phim độc lập "bằng bất kỳ ngôn ngữ chính thức nào của Tây Ban Nha".

Đối với những công ty có doanh thu dưới 50 triệu euro, số 5% doanh thu nói trên có thể được chuyển sang mua bản quyền các sản phẩm hoàn chỉnh của châu Âu, nhưng ít nhất 70% phải dành cho các tác phẩm của các nhà sản xuất độc lập.

Còn những công ty có thu nhập dưới 10 triệu euro ở Tây Ban Nha sẽ được miễn khoản đề xuất trên.

Thông báo của Bộ Kinh tế Tây Ban Nha cho biết với dự luật mới này, Bộ sẽ điều chỉnh các điều luật hiện hành "phù hợp với thực tế của thị trường".

Trước đó, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đã chính thức chấp thuận mức thuế 3% đối với doanh thu của những hãng kỹ thuật số như Google, Apple, Facebook và Amazon.

Chính phủ Canada hôm 3/11 cũng công bố dự thảo chính sách quản lý nội dung các dịch vụ truyền phát trực tiếp.

Theo Wall Street Journal, dự thảo C-10 có thể cho phép Ủy ban phát thanh - truyền hình và viễn thông Canada (CRTC) phạt các công ty vi phạm giấy phép đăng ký với số tiền lên đến 10 triệu USD.

Nhiều nước đắt đầu siết chặt quản lý thuế với Netflix - Ảnh 1.

Nhiều quốc gia trên thế giới siết chặt quản lý với Netflix.

Hay tại Philippines, hồi tháng 5, nghị sĩ Joey Salceda đề xuất dự luật đánh thuế vào Netflix và nhiều công ty công nghệ nước ngoài. Theo đó, biện pháp này có thể mang về cho Philippines gần 573 triệu USD hằng năm, giúp nước này hồi phục sau tác động của đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, Indonesia đã đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% trên doanh số lên Netflix cùng các công ty công nghệ như Amazon, Google hay Spotify hồi tháng 7. Theo quy định mới, các doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm, dịch vụ tại Indonesia đạt doanh số ít nhất 600 triệu rupiah (hơn 966 triệu đồng) hoặc có ít nhất 12.000 người dùng truy cập mỗi năm đều phải đóng thuế VAT.

Ngay tại Mỹ, nhiều tiểu bang cũng cố gắng tạo ra nguồn thu từ xu hướng phát triển của các dịch vụ truyền phát trực tiếp phim ảnh, âm nhạc và nhiều loại nội dung truyền thông khác. Một trong những cách được áp dụng là đánh thuế hằng tháng đối với các lượt đăng ký sử dụng dịch vụ.

Đài CNBC cho biết một nửa số tiểu bang tại Mỹ đã bắt đầu đánh thuế trên đăng ký của người dân cho các ứng dụng Hulu, HBO Now và Amazon Prime...

Hồi tháng 8, Hàn Quốc nghi ngờ Netflix cố tình trốn thuế bằng cách tạo báo cáo thâm hụt tài chính. Doanh nghiệp này sau đó bị điều tra tại Hàn Quốc, với cáo buộc trốn thuế nghiêm trọng. Cơ quan Thuế Quốc gia của Hàn Quốc (NTS) đã có chuyến thanh tra văn phòng của Netflix ở Seoul.

Thực tế những nghi ngờ trốn thuế của Netflix đã có từ khá lâu. Năm ngoái, người ta phải đặt nghi vấn khi Netflix đạt lợi nhuận kỷ lục, lên đến 845 triệu USD trong năm 2018, nhưng không phải trả đồng thuế nào ở Mỹ.

Những "gã khổng lồ" công nghệ toàn cầu như Amazon, Google và Netflix thường trả rất ít thuế ở những quốc gia mà họ không đặt trụ sở đại diện. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những khung chính sách nhằm siết chặt quản lý thuế đối với các công ty này.

Nhiều nước đắt đầu siết chặt quản lý thuế với Netflix - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Việt Nam rà soát, truy thu thuế với Netflix

Năm 2016, Netflix chính thức có mặt ở thị trường Việt Nam cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến trên nền tảng này với các gói có mức phí từ 180.000 - 260.000 đồng/tháng. Hiện tại, ứng dụng này có khoảng 300.000 thuê bao tại Việt Nam. Netflix thu mỗi thuê bao ít nhất 120 USD/năm, tương đương doanh thu mỗi năm lên đến 30 triệu USD (khoảng 700 tỷ đồng).

Theo một khảo sát thực hiện hồi đầu tháng 3 bởi Công ty Nghiên cứu thị trường Q&Me, Netflix đứng thứ 2 trong top 5 dịch vụ xem truyền hình trực tuyến phổ biến tại Việt Nam, chỉ sau FPT Play.

Mặc dù thị phần đứng thứ 2 tại Việt Nam nhưng các dịch vụ của Netflix tại Việt Nam hầu hết đều phải đăng ký sử dụng, thanh toán phí… trực tuyến. Đồng nghĩa số tiền đơn vị này thu được sẽ hoàn toàn đi khỏi Việt Nam mà không ai có thể chặn lại.

Tổng cục Thuế đã phối hợp với Cục Phòng chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước và yêu cầu Netflix thống kê doanh thu trong 3 năm từ khi vào Việt Nam để truy thu thuế.

Theo ông Vũ Mạnh Cường, Vụ trưởng Thanh tra, kiểm tra (Tổng cục Thuế), Luật An ninh mạng đã có hiệu lực nên các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh có thu nhập tại Việt Nam từ hoạt động trên mạng Internet phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam. Đồng thời, họ phải có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thuế những dữ liệu này để quản lý thuế.

Thời gian tới, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục củng cố hành lang pháp lý, phối hợp với ngân hàng thương mại, các bộ, ngành làm sạch cơ sở dữ liệu để quản lý thuế. Đồng thời, ngành Thuế cũng đẩy mạnh thanh, kiểm tra đối với các cá nhân, tổ chức đã được tuyên truyền, hỗ trợ về phương tiện kê khai nhưng vẫn không tự giác nộp thuế.

Trước đó, Tổng cục Thuế khẳng định Việt Nam có thu thuế giá trị gia tăng (VAT) với các tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua thuế nhà thầu nước ngoài. Trong đó, Google, Facebook, Netflix… có thu nhập tại Việt Nam thì các doanh nghiệp này đều phải nộp cả thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Nhiều nước bắt đầu siết chặt quản lý thuế với Netflix
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO