Những chiếc khăn quàng ấm tình đồng nghiệp

Bình Minh | 23/12/2021 10:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Đó là cái kết của câu chuyện xúc động của ThS. Nguyễn Văn Huynh, Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, của Điều dưỡng Bùi Thị Liên Khoa Bệnh nhiệt đới và những y, bác sĩ của Bệnh viện E chia sẻ với chúng tôi về hành trình tham gia chi viện chống dịch cho Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ở đó, tình đồng nghiệp gắn bó khăng khít, keo sơn, tập trung tất cả sức, lực trí tuệ để giành giật lại sự sống, sức khỏe cho bệnh nhân COVID-19.

Xách ba lô trên vai cùng đoàn công tác thứ 2 tham gia hỗ trợ chống dịch COVID vùng Tây Nam Bộ, ThS. Nguyễn Văn Huynh, Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng 21 cán bộ, nhân viên y tế khác của Bệnh viện E, lên đường từ ngày 18/8/2021. Vẫy chào đồng nghiệp và người thân rời Hà Nội, những khuôn mặt thành viên đoàn công tác hiện lên sự lưu luyến khó tả nhưng trong lòng ai cũng hào hứng tràn đầy nhiệt huyết, quyết tâm chiến thắng COVID trở về.

Rồi cảm xúc luyến lưu không có chỗ để tồn tại lâu, khi vào tới nơi, dịch bệnh bùng phát ngay tại Khu hồi sức của Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) với 32 nhân viên y tế bị lây chéo, buộc Bệnh viện phải biến đổi công năng từ Bệnh viện Đa khoa thành Bệnh viện thu dung và điều trị COVID hoàn toàn. "Ngoài nhiệm vụ chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn, tôi được TS.BS. Nguyễn Trần Thủy Trưởng đoàn công tác giao cho nhiệm vụ hậu cần cho đoàn. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phòng tránh lây chéo cho nhân viên y tế, tôi đã đi giám sát tất cả các vị trí: mặc đồ phòng hộ sao cho kín, đảm bảo, đến các vật tư sao cho đủ các phin lọc, ống hút kín để tránh phát tán virus giảm lây nhiễm, quy trình kỹ thuật chuyên môn, nơi tháo bỏ đồ sau khi hết ca cấp cứu bệnh nhân, cả nơi tắm sát khuẩn và ăn nghỉ đảm bảo giãn cách. Do đó, việc cần làm ngay là tập huấn kiến thức thực hành mang khẩu trang, mang găng, mặc phòng hộ cho toàn bộ y sĩ, bác sĩ tham gia chống dịch tại Bệnh viện để mọi người vững tin, yên tâm hơn khi đi vào cấp cứu bệnh nhân", ThS. Nguyễn Văn Huynh chia sẻ. Trên thực tế, Đồng Tháp có 4 trung tâm lớn thì thành phố Sa Đéc là một trung tâm vùng biên giới giáp với Campuchia, vậy nên khi bệnh dịch xảy ra tại đây, mọi thứ trở nên rất khó khăn, từ con người đến cơ sở vật chất thiếu thốn. "Hơn nữa, từ lý thuyết được tập huấn đến thực tế khác xa không như tôi tưởng tượng, trung bình có khoảng 30 bệnh nhân nằm ở tầng nặng - nguy kịch. Do tính chất bệnh dịch cứ quay đi quay lại đã có bệnh nhân ngừng tim phải cấp cứu, vì tinh thần cứu người, khi ép tim cấp cứu các y, bác sĩ quên mình đang trong khu dịch, tôi nhìn thấy áo chống dịch ướt sũng mà trong lòng lo lắng. Nhỡ may ai đó bị nhiễm chéo từ bệnh nhân thì không được, khẩu trang đạt chuẩn thì không đủ, y, bác sĩ của Bệnh viện Sa Đéc thì đã gồng mình chống dịch gần 2 tháng qua, nhìn thấy bệnh nhân cứ lần lượt ra đi mà tôi không kìm được lòng", Phó Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện E trải lòng.

Những chiếc khăn quàng ấm tình đồng nghiệp - Ảnh 1.

Đoàn công tác Bệnh viện E lưu luyến khi được đồng nghiệp tại Bệnh viện Sa Đéc tặng những chiếc khăn quàng cổ mà ấm lòng tình đồng nghiệp Bắc – Nam

ThS. Huynh nhớ mãi ngày 24/8/2021, khi được thông báo có 54 bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Quân dân y Đồng Tháp bị nhiễm COVID và trở nặng sẽ chuyển đến, tất cả đoàn công tác đều hiểu rằng cuộc chiến sẽ khó khăn hơn nhiều. Một ngày sau đó, những bệnh nhân chạy thận nhân tạo tình trạng nặng được chuyển đến và tăng dần làm cho khu hồi sức không còn tính đến khoảng cách giữa các giường 2m nữa, mà miễn có chỗ là chuyển vào. "Bằng tất cả sức lực trí tuệ, các y, bác sĩ góp sức chỉ giành lại từ tay tử thần được 3 bệnh nhân ngừng tim, cấp cứu, thở máy, lọc máu. Điều làm tôi không bao giờ quên được là sau khi rút được máy thở bệnh nhân hồi tỉnh đã "chắp tay lạy nhân viên y tế". Khi đó, chúng tôi như là thánh nhân trong mắt bệnh nhân vậy, nhưng thực ra bệnh nhân nào các y, bác sĩ cũng đều cố gắng cứu chữa như nhau. Có lẽ bệnh nhân ngừng tim, cấp cứu, thở máy, lọc máu mà sống được là do số của họ rất cao và đã đáp ứng điều trị hiệu quả đem đến sự sống trở lại". ThS. Huynh xúc động. Với Điều dưỡng Bùi Thị Liên, Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện E, "khi ranh giới giữa sự sống và cái chết cận kề, những nhân viên y tế chúng tôi góp phần chữa được bệnh, cứu được người, cũng là lúc chúng tôi cảm nhận được sứ mệnh cao cả của người thầy thuốc như đem lại một điều kỳ diệu của cuộc sống. Khi ấy, chúng tôi cũng cảm nhận được câu nói "lương y như từ mẫu" càng ý nghĩa hơn". Ngày 03/10/2021, kết thúc 46 ngày - 1.104 giờ chiến đấu chống dịch, đoàn công tác của Bệnh viện E trở về trong sự chào đón, hân hoan, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đề ra và tất cả đều khỏe mạnh, không ai bị nhiễm chéo. Đây là chuỗi ngày công tác "không thể nào quên" đối với ThS. Nguyễn Văn Huynh, Điều dưỡng Bùi Thị Liên và những y, bác sĩ, nhân viên y tế khác của đoàn công tác Bệnh viện E. Bởi ở đó, những chiến sĩ "blouse trắng" không sợ hãi trước những tiếp xúc với các bệnh nhân F0 từng ngày; ở đó, họ có được sự quyết tâm, cùng nhau làm việc hết mình, không ngừng cố gắng cùng người bệnh để giành giật lại sự sống, sức khỏe cho bệnh nhân; ở đó họ được trải qua những phút giây xúc động, hạnh phúc người bệnh khỏe mạnh về sum vầy cùng gia đình... Câu chuyện về đoàn công tác Bệnh viện E kết thúc bằng sự ghi nhận tham gia hỗ trợ chống dịch bằng tấm Bằng khen của tỉnh Đồng Tháp, thế nhưng hình ảnh truyền cảm hứng mạnh mẽ hơn đến từ giờ phút chia tay của Sở Y tế và Bệnh viện Sa Đéc với đoàn công tác Bệnh viện E thực sự lưu luyến và họ trao cho nhau những chiếc khăn quàng cổ mà ấm lòng tình đồng nghiệp Bắc - Nam.

Những chiếc khăn quàng ấm tình đồng nghiệp - Ảnh 2.

Bằng Khen của tỉnh Đồng Tháp cho Đoàn Công tác

Theo điều dưỡng Khoa Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện E Bùi Thị Liên, trong bối cảnh dịch COVID-19 ập đến quá nhanh và phức tạp đòi hỏi chúng ta không ngừng phấn đấu học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn để có thể ứng phó một cách tốt nhất với dịch bệnh đang diễn ra. Biết điều đó, vừa qua trong quá trình công tác tại Bệnh viện Sa Đéc, đoàn cũng đã có sự kết hợp giữa tham gia chống dịch và đào tạo chuyển giao kiến thức chuyên môn với các đồng nghiệp tại Bệnh viện Sa Đéc.

(Bài viết đăng trên Tạp chí Thông tin và Truyền thông số đặc biệt chào năm mới 2022 - Xuân Nhâm Dần)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Những chiếc khăn quàng ấm tình đồng nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO