Những dấu mốc của FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu

HH| 08/09/2016 15:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau hơn 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ, ngày 29/5/2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan. Hiệp định đã được Quốc hội các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á- Âu phê chuẩn và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.

Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu và các quốc gia thành viên (Việt Nam - EAEU FTA), bao gồm Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ tháng 3/2013 mà lúc đầu được gọi là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Hải quan (đàm phán giữa Việt Nam và 3 nước là: Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan).

Sau hơn 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ, ngày 29/5/2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan. Đây là FTA đầu tiên của Liên minh kinh tế Á- Âu với một nước thứ ba. Hiệp định cần được các nước thành viên trong Liên minh kinh tế Á – Âu phê chuẩn. Mới đây, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có văn bản thông báo việc hai Bên đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn và Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày 5/10/2016. Sau khi hiệp định có hiệu lực, hai bên sẽ thành lập Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban về Thương mại hàng hóa, Tiểu ban về Quy tắc xuất xứ để phối hợp triển khai hiệu quả, đồng thời giám sát việc thực thi hiệp định

Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA có phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và đảm bảo cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của từng Bên tham gia. Hiệp định bao gồm các Chương chính về Thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp SPS và TBT, công nghệ điện tử trong thương mại, cạnh tranh, pháp lý và thể chế.

Việt Nam cam kết mở cửa thị trường khoảng 90% số dòng thuế với lộ trình trong vòng 10 năm. Đối với các mặt hàng thuộc danh mục quan tâm của Liên minh Kinh tế Á-Âu, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với một số mặt hàng nông sản (thịt bò, sản phẩm sữa, bột mì); mở cửa có lộ trình 3-5 năm đối với thịt, cá chế biến, máy móc thiết bị điện, máy dùng trong nông nghiệp; 5 năm đối với thịt gà, thịt lợn; 10 năm đối với một số loại rượu bia, ô tô. Thuế nhập khẩu xăng dầu không xóa bỏ sớm hơn năm 2027 và sắt thép có lộ trình xóa bỏ trong vòng không quá 10 năm.

Liên minh Kinh tế Á- Âu cũng sẽ cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 90% tổng số dòng thuế, trong đó 59% tổng số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các nhóm mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu gồm: các mặt hàng nông- lâm- thủy sản của Việt Nam (phần lớn các mặt hàng thủy sản, một số loại rau quả tươi và rau quả đã chế biến, thịt, cá chế biến, ngũ cốc, gạo (hạn ngạch thuế quan 10.000 tấn); và một số mặt hàng công nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như dệt may (trong hạn ngạch) và nguyên phụ liệu dệt may, giày dép (đặc biệt là giày thể dục), máy móc, linh kiện điện tử, và một số loại dược phẩm, sắt thép, sản phẩm cao su, gỗ và đồ nội thất…

  • Ngày 29/5/2015 Thủ tướng Chính phủ các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan, đã thay mặt Nhà nước chính thức ký Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA tại Burabay, Kazakhstan
  • Ngày 11/2/2016, Thượng viện Kazakhstan đã phê chuẩn Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu với Việt Nam. Bộ Kinh tế Kazakhstan đánh giá Việt Nam - EAEU FTA sẽ giúp nước này tăng cường xuất khẩu một loạt mặt hàng sang Việt Nam, trong đó có lương thực thực phẩm như bột mì, ngũ cốc, sản phẩm sữa, thịt lợn..., góp phần tăng kim ngạch thương mại hai nước.
  • Ngày 01/5/2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật phê chuẩn Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA  giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 4/2016, Duma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã lần lượt thông qua văn kiện trên.
  • Ngày 25/5/2016, Quốc hội Kyrgyzstan đã phê chuẩn Hiệp định Việt Nam- EAEU FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Chính phủ Kyrgyzstan cho rằng FTA giữa EAEU với Việt Nam sẽ tạo thuận lợi để đưa hàng hóa Kyrgyzstan vào thị trường Việt Nam.
  • Ngày 31/5/2016, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ký luật thông qua Hiệp định Việt Nam- EAEU FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Trước đó, vào ngày 25/5/2016,  Hạ viện Belarus đã phê chuẩn thỏa thuận này. Bộ Kinh tế Belarus cho rằng việc phê chuẩn và thực hiện FTA trên sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa Belarus và Việt Nam, củng cố vị trí và đa dạng hóa hàng xuất khẩu của Belarus trên thị trường Việt Nam, đồng thời tạo thuận lợi cho hàng hóa của Belarus thâm nhập vào thị trường ASEAN.
  • Ngày 17/6/2016, Quốc hội Armenia đã phê chuẩn Hiệp định Việt Nam- EAEU FTA giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu và Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang Armenia chủ yếu gồm điện thoại di động, máy tính, hàng may mặc và cà phê. Còn xuất khẩu của Armenia sang Việt Nam chủ yếu là rượu cognac.
  • Ngày 5/10/2016, Hiệp định Việt Nam - EAEU FTA sẽ chính thức có hiệu lực.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Những dấu mốc của FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO