Những đề tài nghiên cứu thực tiễn cho mạng lưới VNPT

04/11/2015 07:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 16/9, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thuộc VNPT đã tổ chức Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Viện. Đến dự có đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông, lãnh đạo VNPT, lãnh đạo của Viện qua các thời kỳ và đông đảo các cán bộ nghiên cứu của Viện.

TS. Vũ Tuấn Lâm, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết hội thảo này là nơi các cán bộ công tác trong ngành Truyền thông và Công nghệ thông tin, đặc biệt là bạn đồng nghiệp tại các đơn vị nghiên cứu, đào tạo trao đổi và trình bày các kết quả nghiên cứu, triển khai và ứng dụng mới nhất của mình.

Tại hội thảo này đã có 12 báo cáo được trình bày tại hai tiểu ban và 5 báo cáo tham dự.

Nhiều báo cáo tại Hội thảo này là hình giải pháp và đề xuất cho phát triển mạng lưới, đào tạo của VNPT như mạng quang thế hệ sau và ứng dụng cho mạng viễn thông, Nghiên cứu giải pháp truyền tải lưu lượng 2G/3G qua mạng MAN-E của VNPT, NGN và vấn đề đào tạo kiến thức về NGN cho cán bộ của VNPT…

Bên cạnh sự đóng góp nghiên cứu khoa học của các cán bộ nghiên cứu tại các đơn vị thuộc Học viện Công nghệ BCVT, Hội thảo này còn có những đóng góp nghiên cứu của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Phương pháp xây dựng nguồn tư liệu đa phương tiện cho hệ thống tương tác trực tuyến trong giáo dục đào tạo”, Đại học Phòng cháy chữa cháy với “Ứng dụng kỹ thuật xử lý ảnh trong việc nâng cao hiệu quả các hệ thống cảnh báo, phát hiện cháy tự động”, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Công nghiệp Hà Nội

PGS. TS. Nguyễn Minh Dân, Thành viên Hội đồng thành viên VNPT, nguyên Viện trưởng Viện KHKT Bưu điện cho biết các bài báo cáo trình bày tại Hội thảo này chưa nhiều và đầy đủ những nghiên cứu của Viện trong năm qua nhưng nhiều đề tài nghiên cứu được trình bày có tính thời sự và thực tiễn trên mạng lưới VNPT.

Lan Phương

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Những đề tài nghiên cứu thực tiễn cho mạng lưới VNPT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO