Những vụ sạt hầm mỏ than thương tâm và vai trò của cứu hộ kịp thời
Khai thác mỏ là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người lao động khai thác mỏ luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ tai nạn lao động do lở đất đá, sập hầm, bục nước, nhiễm độc khí mêtan và mắc các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác mỏ. Thực tế, đã xảy ra không ít những vụ tai nạn thương tâm từ vụ sập hầm mỏ.
Những vụ sạt lở hầm mỏ than thương tâm
Gần đây nhất, ngày 21/12, tại Công ty CP Than Cọc Sáu, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh xảy ra sự cố sạt lở tầng khai thác khiến hai nạn nhân tử vong.
Sự việc xảy ra vào đầu ca làm việc thứ hai trong ngày, tại khu vực moong (mức -260m) của công ty. Một nhóm công nhân đang làm nhiệm vụ bốc xúc dưới đáy của mỏ than lộ thiên thì bất ngờ đất đá bên trên sạt lở xuống. Ba nạn nhân không kịp bỏ chạy đã bị vùi lấp. Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam đã đến hiện trường cùng Công ty Than Cọc Sáu chỉ đạo trực tiếp công tác cứu hộ.
Một nạn nhân được tìm thấy sớm và một nạn nhân phải mất một thời gian dài mới được tìm thấy. Trong khi đó, một nạn nhân khác bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Thời điểm xảy ra vụ việc, tại khu vực này có khoảng năm máy xúc và 10 ô tô đang hoạt động. Ngoài các nạn nhân, đất đá cũng đã vùi lấp hai ô tô và hai máy xúc.
Trước đó, vào tháng 8/2023 đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm trong hầm lò tại Công ty cổ phần than Vàng Danh (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) khiến 4 công nhân tử vong.
Cụ thể khoảng 19h20 ngày 26/8 tại thượng vận chuyển số 3 đào từ lò thượng +50/+80 vỉa 5, khu Cánh gà, phân xưởng Khai thác 3, Công ty cổ phần than Vàng Danh (TP.Uông Bí, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động trong hầm lò.
Nguyên nhân của việc sau đó được cơ quan chức năng xác định là do trong thời gian trước đó khu vực mỏ than Vàng Danh có nhiều trận mưa với lưu lượng từ 30 đến 70mm, dẫn đến bị ngấm nước. Khi nhóm công nhân đang làm việc, bùn và than trôi từ khu vực vận chuyển số 3 đổ xuống nên những người này không kịp thoát đến khu vực an toàn dẫn đến thiệt mạng.
Cũng tại công ty này hồi đầu tháng 11/2023, một sự cố khác khiến một nạn nhân tử vong.
Một vụ tai nạn trong hầm lò đáng chú ý khác là vụ việc xảy ra vào ngày 10/10/2022 tại Công ty CP Than Núi Béo, thuộc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) khiến 1 công nhân tử vong, 1 người khác bị thương. Tai nạn xảy ra khi 2 công nhân này đang trong ca 1 và đang làm việc ở độ sâu 200m. Thông tin ban đầu cho biết, nguyên nhân là do bục túi nước, khiến một lượng đất đá lớn trùm lên 2 thợ lò trên.
Khi bị sập lò, nếu bạn có mặt trong vùng có lò sập nhưng gió vẫn thông (phần vòm trống, gió vẫn lưu thông), kể cả lò cái lẫn lò chợ thì bạn phải nhanh chóng cùng đồng nghiệp xác định xem có ai bị mắc kẹt trong đám đổ sập đó không? Và phải lập tức tìm mọi cách cứu họ ra. Nếu bạn bị mắc kẹt trong đám sập đổ thì bạn hãy bình tĩnh giữ sức chờ đồng đội giải cứu, đừng cố quá mà kiệt sức. Bạn cần phát tín hiệu (nếu có thể) bằng cách đập vào vì lò sắt để phát ra âm thanh, hay soi đèn phát ra ánh sáng.
Theo Vinacomin
Kịp thời cứu hộ cứu nạn, hạn chế tối đa mức thiệt hại
Tai nạn là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên việc được nhiều người quan tâm là sau khi xảy ra những vụ việc, công tác cứu hộ, cứu nạn có khẩn trương cũng như công tác khắc phục hậu quả sau các vụ sập hầm lò.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc cứu hộ tại các hầm lò thường gặp rất nhiều khó khăn do vị trí xảy ra sự cố là đường lò dốc, điều kiện địa chất rất phức tạp, diện đường lò hẹp, khối lượng đất đá, than, gỗ bị tụt đổ rất lớn.
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều những kỳ tích, cứu được người gặp nạn nhờ công tác cứu hộ linh hoạt, kịp thời.
Điển hình là việc lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công 2 công nhân mắc kẹt tại lò than thuộc Công ty cổ phần Than Vàng Danh vào ngày 15/4/2023.
Ngày 15/4, những thợ lò của Phân xưởng Khai thác 4 (Công ty cổ phần Than Vàng Danh) bước vào sản xuất ca 2 bình thường như mọi ngày. Hai công nhân Bùi Tất Tuyên, Phạm Công Nhiên - thợ lò khai thác bậc 4/5 và công nhân La Văn Hưng được phân công làm nhiệm vụ khấu than tại lò chợ II-7-2 Giếng Cánh Gà.
Sau hơn 1 giờ làm việc, 2 thợ lò phát hiện tiếng động khác lạ, sau đó một lượng đất đá khổng lồ từ phía trên đổ sụp xuống, gây tiếng động rất lớn và bụi bay mù mịt. 2 người bị mắc kẹt trong lò.
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Phân xưởng Khai thác 4 đã cấp tốc triển khai các biện pháp cứu hộ tại chỗ và yêu cầu Phân xưởng K13 hỗ trợ nhân lực, Phân xưởng VTG2 bố trí vận hành tuyến vận tải như goòng, băng tải, song loan chở người, tời trục, hệ thống khí nén,… bảo đảm hoạt động liên tục; Phân xưởng Điện chuẩn bị đầy đủ đèn và bình tự cứu; các bộ phận liên quan, y tế bố trí nhân lực, trang thiết bị, phương tiện…, để khẩn trương khắc phục sự cố.
Sau gần 15 tiếng đồng hồ nỗ lực, chạy đua không ngừng nghỉ với thời gian, với tốc độ đào lò nhanh kỷ lục, lực lượng cứu hộ đã dựng được 13 vì chống (khoảng 7-8m lò) bằng với khoảng cách lò bị tụt đổ, lực lượng cứu hộ đã giải cứu được 2 công nhân ra khỏi vị trí mắc kẹt.
Vụ việc xảy ra vào 21/12, tại Công ty CP Than Cọc Sáu, TP.Cẩm Phả, Quảng Ninh xảy ra sự cố sạt lở tầng khai thác khiến hai nạn nhân tử vong, lãnh đạo thành phố Cẩm Phả đã có mặt tại hiện trường cùng lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu cùng các cơ quan chức năng chỉ đạo trực tiếp công tác cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân; thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Mặc dù đêm tối khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty Than Cọc Sáu đã huy động tối đa nhân lực tổ chức cứu hộ.
Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả tập trung các y, bác sỹ và điều kiện y tế tốt nhất để cấp cứu, điều trị cho người bị thương.
Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo hỗ trợ 20 triệu đồng cho gia đình có người tử vong, 5 triệu đồng/người bị thương. Ủy ban Nhân dân thành phố Cẩm Phả đã hỗ trợ 5 triệu đồng cho gia đình nạn nhân tử vong; 1 triệu đồng cho mỗi công nhân bị thương.
Vụ việc xảy ra vào tháng 8/2023, ngay sau khi tai nạn xảy ra, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đến kiểm tra, chỉ đạo an toàn tại Công ty cổ phần Than Vàng Danh ngay sau vụ tai nạn hầm lò khiến 4 công nhân thiệt mạng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng đến khu Cánh Gà, Phân xưởng Khai thác 3, Công ty cổ phần Than Vàng Danh (phường Vàng Danh – thành phố Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh) là nơi xảy ra vụ tai nạn để kiểm tra và chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn.
Nhờ sự tích cực của các lực lượng cứu hộ, sau khoảng 50 phút từ khi xảy ra tai nạn, thi thể các công nhân được đưa ra ngoài. Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương phối hợp với lãnh đạo Tập đoàn TKV, Công ty cổ phần than Vàng Danh và các cơ quan chức năng ở địa phương khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc, xác định chính xác nguyên nhân gây ra vụ tai nạn và nhanh chóng có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, không để xảy ra các sự cố tương tự.
Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra sự cố sập hầm
Tránh để thiếu hụt dưỡng khí: Nguy cơ ngộ độc khí vì thiếu oxy và hít phải các khí tích tụ dưới đáy hầm là rất cao nên để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm độc, chẳng hạn như nhiễm độc khí CO2, nạn nhân nên nằm bò trong tư thế cúi sát xuống sàn, lấy áo hoặc khăn thấm ướt bịt vào mặt.
Đối phó với nhiệt độ nóng hoặc lạnh: Những người mắc kẹt dễ bị căng thẳng, tiêu tốn năng lượng nhiều gây mệt mỏi, khó chịu. Nếu trong hầm khô sẽ dễ bị nóng, còn hầm ẩm ướt dễ bị lạnh. Thế nên, cần xác định lượng nhiệt và trạng thái khô hay ẩm ướt
của hầm để tìm nơi ẩn nấp phù hợp. Nếu có thể, hãy uống nước điều độ.