Phần mềm khai báo y tế của Bộ Công an có gì khác với các phần mềm đã có?

Quỳnh Nguyễn| 12/08/2021 16:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ Công an cho biết, phần mềm quản lý công dân vùng dịch kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tương tự như khai báo qua các ứng dụng của Bộ Y tế nhưng bổ sung thêm thông tin quan trọng giúp truy vết dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí trong công tác phòng chống dịch.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an, từ ngày 11/8, Bộ Công an sẽ quản lý công dân vùng dịch bằng phần mềm kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau thông tin này, nhiều người dân bày tỏ sự bối rối bởi hiện có nhiều nhiều phần mềm có chức năng tương tự đang tồn tại như tokhaiyte, Bluezone... Vậy cần khai báo trên phần mềm nào và phần mềm của Bộ Công an có điểm nào khác biệt?

Ngày 12/8, trao đổi với Dân Việt về vấn đề này, Đại tá Phùng Đức Thắng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an, cho biết, trước thực trạng có nhiều phần mềm ứng dụng về sức khỏe và phòng dịch hiện nay, lãnh đạo Bộ Công an đã chủ trương phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT-TT xây dựng ứng dụng mang lại nhiều tiện ích nhất cho người dân, đồng thời giúp tiết kiệm tối đa các chi phí trong phòng chống dịch bệnh của Bộ Công an cũng như các đơn vị liên quan. Hiện phần mềm của Bộ Công an và Bộ Y tế chưa được kết nối với nhau.

Phần mềm khai báo y tế của Bộ Công an có gì khác với các phần mềm đã có? - Ảnh 1.

Đại tá Phùng Đức Thắng, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an. Ảnh: CAND

Để khai báo, người dân dùng máy tính, điện thoại có kết nối mạng truy cập vào suckhoe.dancuquocgia.gov.vn. Khai báo xong, công dân sẽ có một mã QR Code dùng được trong 3 ngày để di chuyển qua các chốt.

Cán bộ công an tại chốt kiểm dịch sẽ được cấp tài khoản để kiểm tra thông tin công dân khai báo y tế bằng QR Code tại địa chỉ kiemdich.dancuquocgia.gov.vn. Công an có nhiệm vụ đối chiếu thông tin công dân đã khai báo và "ấn" xác nhận khi họ đi qua chốt.

Trường hợp người dân không có thiết bị kết nối Internet, cảnh sát sẽ đặt bản khai giấy ở các chốt. Sau khi người dân kê khai, cán bộ làm nhiệm vụ sẽ nhập dữ liệu này lên hệ thống để quản lý thông suốt.

Bộ Công an được giao nhiệm vụ thống kê tình hình công dân ra, vào vùng dịch hàng ngày; truy vết người nghi vấn F0, F1, F2 khi cần thiết.

Thông tin này được thông báo về cấp phường, xã nơi công dân đi, đến để quản lý kịp thời đúng thông tin và con người thực tế. Qua đó, truy vết lộ trình di chuyển của công dân dễ dàng, nhanh chóng và chính xác nhất và tiết kiệm chi phí trong công tác phòng chống dịch hiện nay.

"Phần mềm này tương tự như khai báo qua các ứng dụng của Bộ Y tế nhưng bổ sung thêm thông tin thường trú, lưu trú, tạm trú. Người dân chỉ cần khai báo qua phần mềm của Bộ Công an là đủ thông tin cần thiết", Cục trưởng C06 nói.

Phần mềm khai báo y tế của Bộ Công an có gì khác với các phần mềm đã có? - Ảnh 3.

Hệ thống khai báo của Bộ Công an. Ảnh: Chụp màn hình

Được biết, hiện C06 đã triển khai ứng dụng đến tất cả các địa phương đang thực hiện các biện pháp về kiểm soát dịch bệnh, trong giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng việc thực hiện kiểm soát việc ra vào tại các nơi đông người (siêu thị, bến tàu xe), quản lý công dân nhập cảnh và tiến tới sẽ cập nhập các thông tin về tiêm chủng vắc xin Covid-19 lên hệ thống./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Phần mềm khai báo y tế của Bộ Công an có gì khác với các phần mềm đã có?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO