Phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Diệp Minh Châu (1919-2002)”

Hoàng Mạnh Linh| 19/07/2019 16:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 10/2/2019, Bộ TTTT đã phát hành bộ tem bưu chính Kỷ niệm 100 năm sinh Diệp Minh Châu (1919-2002). Bộ tem được với ý nghĩa ghi nhận và khẳng định những đóng góp của ông cho nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam hiện đại

Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu sinh năm 1919 tại làng Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình thuần nông.

Năm 1940, ra Hà Nội, với thành tích đỗ thủ khoa, Diệp Minh Châu trở thành sinh viên Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông đã gây được sự chú ý của giới mỹ thuật thủ đô với các bức tranh chân dung “Trăng thu”, “Nhớ mong”, “Hương sắc”.

Tham gia phong trào sinh viên yêu nước, rồi cuộc kháng chiến chống Pháp, ông trở thành phóng viên mặt trận, hành quân cùng những đơn vị Vệ quốc đoàn, đến nhiều vùng chiến địa. Cây cọ của ông đã tái hiện quang cảnh lao động, sản xuất, bố phòng, hành quân với nhiều tác phẩm đặc sắc như bức họa “Chiến sĩ Lê Hồng Sơn hy sinh lúc xung phong” (1947) được ông dùng chính máu của người chiến sĩ ấy vẽ hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Thời kỳ sống ở Việt Bắc, họa sĩ Diệp Minh Châu may mắn được sống gần Bác Hồ, từ nhiều góc độ khác nhau và gửi vào đó tất cả lòng yêu kính Người, ông đã thành công khi cho ra đời hàng loạt tranh lụa và sơn dầu: “Bố cục nhà Bác trên đồi”; “Bác làm việc ở nhà sàn Việt Bắc”; “Bác câu cá bên bờ suối”; “Ánh nắng trưa trước sân nhà Bác”.

Sau khi tốt nghiệp Viện Hàn lâm Mỹ thuật Tiệp Khắc, trở về nước phục vụ nhân dân, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu lại ghi dấu ấn với những tác phẩm tranh, tượng phản ánh cuộc chiến đấu kiên cường bất khuất của quê hương miền Nam. Chỉ riêng về đề tài Bác Hồ, Ông đã có hàng chục bức tranh và hơn 30 bức tượng. Nhiều tranh, tượng về Bác được lưu giữ ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Ông đã vẽ bức tranh “Bác Hồ và 3 cháu nhi đồng Bắc – Trung – Nam” bằng máu của mình. Sau hơn 40 năm trên hành trình nghệ thuật phục vụ cách mạng, Ông đã dồn tâm lực hoàn thành tượng đài lãnh tụ Hồ Chí Minh bằng đồng đặt trước trụ sở UBND TP. Hồ Chí Minh.

Là gương mặt đại diện cho nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam, tên tuổi và nhiều tác phẩm của họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu đã được giới thiệu trong Bách khoa toàn thư của châu Âu và lưu giữ ở các bảo tàng lớn trong nước và quốc tế.

Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật còn là một người thầy của nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Được học dưới sự chỉ bảo của một nghệ sĩ nổi tiếng, nhiều học trò của ông đã lĩnh hội được tinh thần làm việc và quan điểm nghệ thuật cởi mở. Trong đó, những lời dặn của thầy Diệp Minh Châu đã đi theo các thế hệ các họa sĩ Việt Nam trên hành trình chinh phục những đỉnh cao nghệ thuật.

Bộ tem gồm 1 mẫu tem với giá mặt 4000đ, khắc họa chân dung Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu mang thần thái ung dung tự tại, ánh mắt khát vọng hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ. Nền tem là phong cảnh những rặng dừa đặc trưng cho Giồng Trôm – Bến Tre quê hương Ông. Bên cạnh là tượng đài “Bác Hồ với thiếu nhi” – một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà điêu khắc.

Bộ tem do họa sĩ Phạm Trung Hà, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế với khuôn khổ 43mm x 32mm, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính công cộng từ ngày 10/02/2019 đến 31/12/2020.

Hình ảnh mẫu tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm sinh Diệp Minh Châu (1919-2002)”

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Phát hành bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Diệp Minh Châu (1919-2002)”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO