Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam

Trọng Đạt| 19/10/2021 16:31
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong tuần đầu tháng 10, đã có 140 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng được người dùng gửi về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông), trong tuần đầu tháng 10, cơ quan này phát hiện 59.601 máy chủ, thiết bị tại Việt Nam có khả năng bị huy động trở thành nguồn phát tán DRDoS.

Đơn vị này cũng ghi nhận 203 trường hợp tấn công vào trang/cổng thông tin điện tử của Việt Nam. Trong đó, 4 trường hợp tấn công thay đổi giao diện, 80 trường hợp tấn công lừa đảo (Phishing) và 119 trường hợp tấn công cài cắm mã độc.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng đặc biệt lưu ý người dùng đối với các cuộc tấn công phishing. Đây là hình thức tấn công mạng mà kẻ tấn công giả mạo thành một đơn vị uy tín để lừa đảo người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho chúng.

Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam - Ảnh 1.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC) là cơ quan có chức năng giám sát, hỗ trợ bảo đảm ATTT cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước. Ảnh: Trọng Đạt

Tấn công phishing là một trong những hình thức tấn công mạng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay khi nhiều người có thể bị lừa bởi những trang web giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ lớn như các mạng xã hội, ngân hàng,...

Thời gian qua, các tổ chức, nhà cung cấp dịch vụ bị giả mạo nhiều nhất có thể kể tới là Amazon, Facebook, Office365, Outlook, Webmail, WhatsApp,...

Trong đó, danh sách các địa chỉ IP hoặc tên miền độc hại có nhiều kết nối từ Việt Nam nhất gồm differen***.ru, disordersta***.ru, atomictri***.ru, morp***.ru, ydbn***.me, a.ase***.in, ww2.bbbjdnxb***.ru, a.deltahe***.ru, sdk.ase***.in, sdk.ase***.in. Người dùng cần phải đề cao cảnh giác khi gặp phải những trang web hoặc đường dẫn có địa chỉ như vậy.

Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam - Ảnh 2.

Danh sách IP/tên miền độc hại có nhiều kết nối từViệt Nam

Theo khuyến cáo từ NCSC, đối với các IP/tên miền độc hại có nhiều kết nối từ Việt Nam, cơ quan, tổ chức, đơn vị cần kiểm tra và xử lý các thiết bị trong toàn bộ hệ thống mạng nếu có dấu hiệu kết nối đến các địa chỉ này.

Đáng chú ý, trong tuần qua đã có 140 phản ánh trường hợp lừa đảo do người dùng thông báo về Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC).

Qua kiểm tra, phân tích, NCSC nhận thấy trong số này có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo website của ngân hàng, lừa đảo liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng lưu ý về những trang web giả dạng doanh nghiệp để lừa đảo người dùng Việt Nam.

Nổi cộm nhất trong số đó là longpr***.mov.vn (giả mạo website FPT Telecom), sns***.com (giả mạo ngân hàng Sacombank), taikhoan.***-garena.ml và acco***-garena-vi.com (giả mạo website Garena để đánh cắp tài khoản).

Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam - Ảnh 3.

Giao diện trang web của chương trình gameshow Giọng hát Việt nhí. Thông qua trang web này, mục đích của kẻ xấu là lừa người dùng đăng nhập tài khoản Facebook của mình qua việc bình chọn cho các thí sinh. Thông tin tài khoản người dùng sau đó sẽ bị kẻ xấu chiếm đoạt để thực hiện hành vi lừa đảo.

Ngoài ra còn phải kể tới các trang web lừa đảo liên quan đến nạp tài khoản game như napthe**.com, napgamefreef***.vn, napthe**freefire.com (lừa đảo nạp thẻ game Freefire), hay pubg.storezi***.com, pubgmobile**.mobi (lừa đảo nạp thẻ game PUBG).

Bên cạnh đó, còn có trường hợp 2 trang web gionghatvietnhi***.weebly.com và chuongtrinhsieutainang***2021.weebly.com. Đây là những website mạo danh nhằm lấy cắp thông tin người dùng Facebook để giả mạo và chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp gặp phải những trang web đáng ngờ, người dùng có thể chủ động truy cập vào website https://canhbao.khonggianmang.vn, gửi cảnh báo về lừa đảo mạng, lỗ hổng bảo mật hoặc các sự cố tấn công để Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia kiểm tra, phân tích và đưa ra cảnh báo./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Đẩy mạnh khai thác nguồn lực và kinh nghiệm quốc tế để tăng tốc xây dựng hạ tầng số Việt Nam
    Từ ngày 2-4/12/2024, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với Lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, Lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về hạ tầng số và công nghệ số của Ngân hàng Thế giới và các nước trong khu vực Châu Á-Đông Âu.
  • Đông Nam Á sẽ có khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030
    Đông Nam Á dự kiến đạt khoảng 680 triệu thuê bao 5G vào cuối năm 2030. Lưu lượng dữ liệu trung bình trên mỗi điện thoại thông minh tại Đông Nam Á dự báo sẽ tăng từ 19 GB/tháng vào năm 2024 lên 39 GB/tháng vào năm 2030.
  • Nghiên cứu về khai thác, sử dụng KOL trong quảng bá hình ảnh quốc gia
    Xác định đội ngũ KOL [1] - những người hiện đang nắm giữ sức mạnh truyền thông số, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ - là một trong những lực lượng chủ lực, lực lượng truyền thông mới của hoạt động thông tin đối ngoại và quảng bá hình ảnh quốc gia trên không gian mạng.
  • Dấu ấn công tác ngoại giao của Việt Nam sau 3 thập kỷ gia nhập ASEAN
    Gia nhập ASEAN mở ra cánh cửa để Việt Nam hội nhập quốc tế. Sau gần 30 năm đồng hành, Việt Nam đã và đang đóng góp rất tích cực cho ASEAN.
  • Chuyển đổi số góp phần phát triển bền vững cuộc sống người dân miền núi
    Có thể nói mục tiêu tổng quát của Chương mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 hướng đến nhiều vấn đề, nội dung quan trọng, tất cả vì sự tiến bộ, phát triển, tăng trưởng bền vững cuộc sống cho mọi đối tượng đồng bào, người dân.
  • Người hùng ở bản Nùng Khâu Vai
    Lương Văn Hùng, chàng trai người Nùng (xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) là một trong những người đầu tiên trong bản đốt đuốc, lội bộ xuống huyện để học chữ. Anh cũng là người tiên phong làm du lịch, nuôi cá trên thượng nguồn sông Nho Quế…, tự mình xóa nghèo và giúp cả bản làng cùng thoát nghèo.
  • Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, sát thực tiễn của công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới
    Trong những năm qua, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Thành công đó có sự đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại.
  • Xây dựng đô thị thông minh tạo hệ sinh thái bền vững cho Việt Nam
    Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đô thị thông minh trở thành một mô hình lý tưởng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dữ liệu lớn vào quản lý đô thị không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam.
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động báo chí tại Việt Nam
    Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với lĩnh vực báo chí, công nghệ AI đem đến nhiều bước ngoặt mang tính đột phá trong quy trình sáng tạo, sản xuất nội dung, trong hoạt động xuất bản cũng như làm thay đổi vai trò và vị thế của thế hệ công chúng số trong việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí.
  • 3M kỷ niệm 30 năm đồng hành phát triển tại Việt Nam
    Ngày 4/12/2024, Tập đoàn 3M - một công ty khoa học toàn cầu - chính thức kỷ niệm 30 năm thành lập tại Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1994, 3M đã trở thành một đối tác quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và kinh tế của đất nước.
Phát hiện nhiều website giả mạo, lừa đảo người dùng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO