Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước

Đỗ Minh| 16/11/2021 15:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Hướng đến mục tiêu đổi mới cơ cấu, phát triển nền kinh tế - xã hội Việt Nam tăng trưởng bền vững, đồng thời, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH/HĐH) đất nước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sự cạnh tranh của nền kinh tế đất nước...

Một nhiệm vụ quan trọng cần đảm bảo thực hiện là tạo dựng, bảo vệ, phát triển các nguồn năng lượng xanh, sạch bền vững. Và chỉ khi làm tốt điều này, Việt Nam sẽ tạo dựng một nền kinh tế xanh ổn định, kinh tế tuần hoàn thân thiện trong môi trường không bị ô nhiễm.

Cũng chính vì những mục tiêu này, tại hội thảo chuyên đề số 4 với chủ đề "Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình CNH/HĐH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" - thuộc khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 lần thứ ba do Ban Kinh tế Trung ương vừa tổ chức, thực hiện.

Tại đây, các đại biểu, chuyên gia trong ngoài nước đã đóng góp các ý kiến, kinh nghiệm, giải pháp, đề xuất về việc thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng sạch, xanh, tái tạo, điện, gió ngoài khơi của Việt Nam trong tương lai.

Cần tích cực nhận diện các hạn chế, tồn tại để CĐS ngành, lĩnh vực năng lượng

Theo TS. Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trương, đường lối đẩy mạnh quá trình CNH/HĐH đất nước luôn được Đảng, nhà nước, Chính phủ quan tâm quan tâm, chú trọng và thực hiện xuyên suốt, thu được nhiều thành tựu to lớn, tích cực.

"Việc để đẩy mạnh, tạo hiệu quả nhanh cho tiến trình này, một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra cần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia (ANNLQG) đáp ứng các tiêu chí cơ cấu năng lượng chuyển dịch theo hướng CNH/HĐH đất nước…", TS. Hiển nhấn mạnh.

Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước - Ảnh 1.

TS. Hiển cho rằng chúng ta cần tích cực nhận diện các hạn chế tồn tại và các xu thế mới về năng lượng để chuyển đổi số ngành, lĩnh vực năng lượng.

Cũng theo TS. Hiển, trong tiến trình phát triển, mặc dù chúng ta đạt những kết quả, thành tựu to lớn tích cực, tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điều chúng ta mong muốn, kỳ vọng, bởi lẽ, chúng ta vẫn chưa thực sự tạo ra việc bảo đảm vững chắc, phụ thuộc nhiều vào các nguồn: Năng lượng hóa thạch; cơ cấu không đồng đều các nguồn năng lượng…Do đó, giờ đây chúng ta cần tích cực nhận diện các hạn chế tồn tại và các xu thế mới về năng lượng để chuyển đổi số ngành, lĩnh vực năng lượng.

"Việc chúng ta làm rõ các cơ hội, thách thức, kinh nghiệm trong phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng điện gió ngoài khơi của một số quốc gia trên thế giới và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam chính là giúp chúng ta thêm các cơ hội tham khảo, điều chỉnh, thực hiện chính sách toàn diện để phát triển bền vững", TS. Hiển cho biết.

Cũng nói về xu hướng phát triển năng lượng mới, năng lượng xanh gắn với các thành tựu công nghệ, giải pháp phát triển, TS. Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương khẳng định thêm nguồn năng lượng điện chính là nguồn năng lượng giúp tăng trưởng nền kinh tế.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế nhanh, kèm theo việc đô thị hóa, hiện đại hóa ngày tăng cao, việc nguồn năng lượng điện cần phải được dịch chuyển theo hướng đa dạng và nhất thiết cần tập trung khuyến khích các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới với cơ cấu hợp lý.

Đưa ra con số đề xuất cần đạt được trong tương lai, TS. Hùng cho rằng cần gia tăng: Tỷ lệ điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo lên 11, 9% - 13,4% (năm 2030), 26,5%- 28,4% (năm 2045); các nguồn năng lượng mới (gió ngoài khơi, rác thải, phụ phẩm nông nghiệp…)… Đồng thời, cần giảm tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn điện than xuống 45% (năm 2030), 27%-32% (năm 2045); phát triển nguồn điện sử dụng khí hóa lỏng.

Năng lượng sạch, xanh sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu chính, uy tín

Đồng tình, đánh giá cao các quan điểm của TS. Hiển và TS. Hùng, trên quan điểm là một chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển bền vững các nguồn năng lượng, bà Camilla Holbech, Tham tán Năng lượng, Điện ngoài khơi, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, đối với vấn đề phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, Đan Mạch thời gian qua đã luôn tích cực hợp tác cùng Việt Nam xây dựng nhiều chương trình về chuyển dịch năng lượng, mô hình năng lượng ngày bền vững hơn.

Khi Việt Nam làm tốt, hiệu quả cao trong lĩnh vực này, đây sẽ là cơ hội thu hút sự hợp tác của nước ngoài, giúp Việt Nam trở thành địa điểm của các công ty - chuỗi cung cho toàn cầu. "Năng lượng sạch, xanh sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu chính, uy tín, thúc đẩy công nghiệp 4.0 phát triển bền vững đất nước", Bà Camilla Holbech đánh giá.

Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước - Ảnh 2.

Bà Camilla Holbech Việt Nam cho rằng Việt Nam cần đảm bảo nguồn cung năng lượng sạch, an toàn, song hành với hệ thống chuyển dịch năng lượng thông minh trên toàn cầu

Tuy nhiên, để Việt Nam tạo ra hiệu quả nhiều hơn cho nhiệm vụ này, Việt Nam cần đảm bảo nguồn cung năng lượng sạch, an toàn, song hành với hệ thống chuyển dịch năng lượng thông minh trên toàn cầu và phải có sự cam kết chính trị tích cực; khung pháp lý hỗ trợ mở rộng quy mô giá giá điện, năng lượng gió, ngoài khơi tương ứng nhu cầu phát triển của thị trường…

"Với vai trò là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực chuyển dịch năng lượng xanh, Đan Mạch luôn mong muốn, sẵn sàng hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện các chính sách đã ban hành, đồng thời, tạo ra khung chính sách mới rõ ràng, dài hạn, dễ dự đoán…", bà Camilla Holbech nhấn mạnh.

Cũng trên quan điểm giải pháp, đặc biệt phát triển năng lượng gió ngoài khơi, ông Mark A. Hutchinson, Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) đánh giá, Việt Nam đã thể hiện vai trò quan trọng khi cam kết hướng tới mức khí thải carbon bằng 0 vào năm 2050, điều này sẽ giúp Việt Nam phát triển kinh tế, CNH/HĐH hướng tới phát triển toàn diện.

Năng lượng gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam tăng cường an ninh năng lượng; giúp cân bằng hoạt động thương mại nhờ giảm nhập khẩu than, khí; tạo các lợi thế cạnh tranh…

"Nguồn tài nguyên gió của Việt Nam dồi dào, thuận lợi cần tận dụng để khai thác tạo năng lượng pin, điện tích năng… Do đó, Việt Nam cần thiết kế quá trình chuyển đổi phù hợp; có thêm các cơ chế đấu giá quy mô đầy đủ; sự rõ ràng, minh bạch và các khả năng dự đoán", ông Mark A. Hutchinson đề xuất.

Cũng theo chuyên gia Mark A. Hutchinson, đối với nguồn năng lượng điện, ngành điện (EVN) của Bộ Công thương cần tích cực xây dựng thêm các cơ chế quy định về sử dụng nguồn năng lượng điện theo nhu cầu; áp dụng công nghệ lưu trữ, đảm bảo các nguồn phát linh hoạt, tạo sự tin cậy cho mạng lưới điện hiệu quả về chi phí.

Tin tưởng vào các cơ hội phát triển năng lượng của Việt Nam, ông Mark A. Hutchinson khẳng định thêm, Việt Nam sẽ không chỉ tạo ra ngành công nghiệp điện năng mới mà còn tạo ra hàng trăm, nghìn công việc mới cho người lao động và điều này sẽ giúp Việt Nam sẽ trở thành trung tâm của khu vực Châu Á về năng lượng gió, ngoài khơi.

Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước - Ảnh 3.

Điểm cầu trực tiếp của Hội thảo

Cần hình thành nguồn dữ liệu và phát triển các công nghệ năng lượng

Trên quan điểm khác, ông Đỗ Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nam, cho biết, đối với nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng điện gió, các DN Việt Nam luôn có nhiều lợi thế khi tham gia hoạt động đầu tư tại thị trường trong nước.

Đó là, lợi thế về sự hiểu rõ điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng của từng địa phương; hiểu các quy chế làm việc, luật, cơ chế đặc thù; nắm bắt các thông tin nhanh chóng… Tuy nhiên, những khó khăn gặp phải là: phụ thuộc vào các công nghệ của nước ngoài; tài chính, nguồn vốn hạn chế; thiếu nhân lực chất lượng cao…

Trên quan điểm cần thiết bảo vệ môi trường nhưng vẫn song hành với phát triển các nguồn năng lượng mới, ông Đào Xuân Lai, Trưởng Ban biến đổi khí hậu và Môi trường, UNDP Việt Nam cho rằng việc phát triển năng lương mặt trời và điện gió ở Việt Nam muốn thực hiện tốt, hiệu quả cần: đánh giá dòng vật liệu và lượng chất thải phát sinh trong quá trình vận hành và giai đoạn cuối vòng đời của các cơ sở sản xuất điện gió, điện mặt trời.

Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước - Ảnh 3.

Theo ông Lai, chúng ta cần ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hơn về quy định pháp lý đối với việc phân loại chất thải từ điện mặt trời, điên gió

Chúng ta cần rà soát các quy định chính sách và cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải; rà soát thực trạng và thực tiễn tốt về tái chế tấm quang điện và tuabin gió; đảm bảo quản lý an toàn chất thải cuối vòng đời của nguồn ngăn lượng này.

Để giải quyết các vấn nạn mặt trái về rác thải, ông Lai cho rằng chúng ta cần chú trọng phát triển các công nghệ mới, vì công nghệ giúp giảm kích thước và trọng lượng trên mỗi KW phát điện, đồng thời, đổi mới thành phần vật liệu, cải tiến các mô-đun để kéo dài tuổi thọ chức năng…

"Cần thiết lập các cơ sở xử lý và tiêu hủy phù hợp với chất thải công nghiệp có nguồn gốc từ lĩnh vực năng lượng; hoàn thiện các yêu cầu pháp lý đối với các cơ sở đốt rác, bao gồm việc giám sát liên tục lượng khí thải và nhiệt độ đốt....", ông Lai lưu ý.

Cùng với đó, Việt Nam cần ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể hơn về quy định pháp lý đối với việc phân loại chất thải từ điện mặt trời, điên gió; cần có các quy định cụ thể để tháo dỡ và khôi phục địa điểm; cần hình thành nguồn dữ liệu về thành phần và đặc tính vật liệu, đặc biệt liên quan đến độc tính và rửa trôi các chất độc hại có thể hỗ trợ, phát triển các công nghệ năng lượng liên quan.

"Kết hợp các biện pháp hạn chế chôn lấp và kế hoạch quản lý sản phẩm là một biện pháp can thiệp hiệu quả để thúc đẩy các hoạt động thu gom và tái chế của hệ thống điện gió và điện mặt trời", ông Duy đề xuất.

Như vậy, qua các ý kiến, quan điểm của các đại biểu, chuyên gia nêu trên, chúng ta nhận thấy rõ việc phát triển các nguồn năng lượng sạch, xanh, tái tạo, điện, gió ngoài khơi chính là một sự lựa chọn thông minh. Và để đạt được mục tiêu, hiệu quả lĩnh vực này, ngoài việc cần xây dựng lộ trình, bước đi phù hợp, chúng ta cần nghiêm túc tổng kết đánh giá thực trạng, thực tế... vì điều này sẽ tạo ra các cơ hội phát triển bền vững, thúc đẩy mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, môi trường tự nhiên cân bằng, ổn định, hài hòa./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển năng lượng xanh, sạch, tái tạo giúp Việt Nam đẩy mạnh, phát triển quá trình CNH/HĐH đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO