An toàn thông tin

Phát triển nguồn nhân lực ATTT nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian số

Trịnh Thu Trang 19/10/2024 23:25

Chiều nay 19/10, lễ tổng kết và trao giải Vòng thi chung khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN được tổ chức tại Học viện Kỹ thuật Quân sự với sự tham gia của 56 đội thi Việt Nam và 27 đội thi thuộc 9 nước ASEAN khác với chiến thắng ngoạn mục thuộc về đội KMA.Orange.

Buổi lễ tổng kết và trao giải có sự tham dự của nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA); ông Khổng Huy Hùng - Phó Chủ tịch VNISA, Trưởng ban tổ chức; ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT); ông Lê Quang Hà, Phó Giám đốc Viettel Cyber Security.

ong-nguyen-thanh-hung.jpg
Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng mong muốn cuộc thi sẽ ngày càng thu hút được nhiều sinh viên ASEAN tham gia nhằm học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Nguyễn Thành Hưng - Chủ tịch VNISA cho biết: “Năm nay là năm thứ 2, cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin có sự tham gia của cả 10 nước ASEAN và có số lượng đội thi tham dự nhiều nhất từ trước đến nay. Có thể nói, góp phần phát triển nhân lực ATTT là định hướng đúng đắn và quan trọng của VNISA và cuộc thi Sinh viên với ATTT được tổ chức hàng năm là một cách thực hiện hóa chủ trương này.”

Vòng Chung khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin (ATTT) ASEAN được tổ chức vào ngày 19/10/2024 với sự tham gia của 56 đội thi Việt Nam và 27 đội của 9 nước ASEAN khác.

Thí sinh các nước ASEAN dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo. Các đội Việt Nam thi tập trung (làm bài online) tại 2 địa điểm là Hà Nội (tại Học viện Kỹ thuật Quân sự) và TP Hồ Chí Minh (tại Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Vòng thi diễn ra trong 8 giờ liên tục, từ 8 giờ 30 đến 16 giờ 30 cùng ngày.

Vòng Chung khảo năm nay được chia thành 2 bảng có nội dung thi khác nhau, được tổ chức đồng thời. Bảng A thi theo dạng tấn công - phòng thủ trực tiếp (attack-defense), gồm 20 đội thuộc nhóm các đội đạt kết quả cao nhất vòng Sơ khảo của 20 Trường (mỗi Trường chọn 1 đội điểm cao nhất).

Bảng B thi theo hình thức jeopardy, gồm 63 đội trong nhóm đạt điểm cao vòng Sơ khảo còn lại, mỗi trường tham gia cuộc thi đều có 1 đội tham dự bảng B vòng Chung khảo.

sinh-vien-voi-attt-1.jpg
Các thí sinh tham gia vòng thi chung khảo cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2024 chiều ngày 19/10.

Về thể thức thi Jeopardy (Bảng B), các đội phải giải quyết các thử thách về ATTT để tìm ra các “cờ” (flags) ẩn trong các máy chủ, ứng dụng, hoặc các tài nguyên mạng khác. Khi tìm thấy flag, các đội gửi flag lên hệ thống của ban tổ chức để ghi điểm. Có 5 nhóm thử thách là: Dịch ngược, Khai thác lỗ hổng phần mềm, Khai thác lỗ hổng ứng dụng web, Mật mã và mã hoá, Các loại khác (điều tra số, lập trình, kỹ thuật giấu tin...).

Về thể thức thi Attack-defense (Bảng A), các đội thi cố gắng bảo vệ các hệ thống của mình khỏi các cuộc tấn công từ các đội khác đồng thời cố gắng tấn công và kiếm điểm từ các hệ thống của đối thủ.

Tại sự kiện tổng kết diễn ra đồng thời tại Hà Nội và TP. HCM vào chiều 19/10, Ban tổ chức đã trao 15 giải thưởng Bảng A gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 9 giải Khuyến khích; 24 giải thưởng bảng B, với 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 15 giải Khuyến khích.

Đối với bảng A, KMA.0range đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã xuất sắc giành được giải Nhất. KMA.Akatsuki đến từ Phân hiệu Học viện Kỹ thuật Mật mã TPHCM và meowcats của Đại học Quốc gia Singapore là 2 đội sinh viên giành giải Nhì. Các đội SSH1141 (Đại học Bách khoa Hà Nội), Hanni Fanclub (Đại học Bách khoa TPHCM) và PTIT.Celebi (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) cùng giành giải Ba ở bảng thi này.

giai-nhat-19102024.jpg
KMA.Orange của Học viện Kỹ thuật mật mã đoạt giải Nhất bảng A cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2024.

Với bảng B, giải Nhất thuộc về UIT.Efficiency đến từ Đại học CNTT TPHCM; giải Nhì thuộc về 3 đội là PwnlyFans (Đại học Bách khoa TPHCM), KMA.404_Not_Found (Học viện Kỹ thuật Mật mã) và KMA.COAT (Phân hiệu Học viện Kỹ thuật Mật mã TPHCM).

Phát biểu sau lễ trao giải, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin tự hào chia sẻ: “Nhân lực về ATTT và an ninh mạng của Việt Nam không hề thua kém một quốc gia nào trong ASEAN và đối với châu Á hay trên thế giới, Việt Nam luôn là quốc gia có số lượng đội ngũ, nhân sự về ATTT rất lớn. Chúng ta đã đào tạo được một lực lượng gồm các kỹ sư, chuyên gia về ATTT xuất sắc, từ đó góp phần bảo vệ cho sự thịnh vượng trên không gian số, tạo đà cho sự bứt phá của Việt Nam trong kinh tế số, xã hội số"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Từ Telco đến Techco: Mở ra kỷ nguyên đổi mới chuyển đổi số ngành Viễn thông
    Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khai thác viễn thông Telco chủ yếu tập trung vào kết nối, với các thiết bị của người dùng cuối sử dụng tài nguyên mạng. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi kể từ đó, với một lượng lớn nội dung hiện được tạo ra bởi các ứng dụng như dịch vụ truyền thông qua mạng (OTT), nền tảng trực tiếp đến người tiêu dùng và các dịch vụ truyền thông khác.
  • Phát triển cáp quang biển trên thế giới năm 2024: Một năm “khốc liệt”
    Năm 2024 kết thúc với việc lần đầu tiên Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm tư vấn cáp quang biển của tổ chức này (United Nations Submarine Cable Advisory Group). Nhóm có mục tiêu xây dựng các thỏa thuận về các biện pháp thực thi tốt nhất để bảo vệ cáp quang biển trên thế giới.
  • Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Văn học nghệ thuật không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Thông qua những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo, lịch sử hào hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam, chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống tới bạn bè quốc tế.
  • Để các giải pháp an ninh mạng Make in Viet Nam chiếm lĩnh thị trường?
    Mặc dù có khá đầy đủ những sản phẩm, giải pháp an ninh mạng như bảo vệ đường truyền, tường lửa, giám sát, phát hiện tấn công và chống tấn công… nhưng các giải pháp an ninh mạng của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài.
  • Những dấu ấn của MobiFone trong năm 2024
    Năm 2024, MobiFone ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trên hành trình chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nguồn nhân lực ATTT nhằm bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO