An toàn thông tin

10 nước ASEAN tham gia cuộc thi Sinh viên với ATTT 2024

M.P 06/10/2024 22:20

Đây là năm thứ hai tất cả 10 nước ASEAN có đội sinh viên tham dự cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN.

Số đội thi và thí sinh dự thi lớn nhất trong những năm vừa qua

Cuộc thi năm nay chia thành 2 vòng thi là Vòng Sơ khảo và Vòng Chung khảo (VCK). Vòng Sơ khảo cuộc thi được tổ chức vào ngày 05/10/2024 dưới hình thức thi trực tuyến (online) trong thời gian 8 tiếng, với sự tham gia của 248 đội thi (gần 1.000 thí sinh) từ 63 cơ sở đào tạo Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) của 10 nước thành viên ASEAN. Đây là số lượng đội thi và thí sinh dự thi lớn nhất trong những năm vừa qua.

dsc02482(1).jpg
Vòng thi Sơ khảo cuộc thi Sinh viên với ATTT 2024 được tổ chức trực tuyến vào ngày 05/10/2024.

Trong đó, Việt Nam có 187 đội thi đến từ 37 cơ sở đào tạo ĐH, có một số trường lần đầu tham gia cuộc thi như ĐH Phenika, ĐH Văn Lang. 9 nước ASEAN khác với 61 đội thuộc 26 trường ĐH tham dự, trong số này có các đội đến từ các trường ĐH hàng đầu của các nước như ĐH quốc gia Singapore, ĐH Sains Malaysia, Viện Công nghệ ITS Indonesia…

anh-so-khao-1-.jpg
Vòng Sơ khảo cuộc thi được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến (online) trong thời gian 8 tiếng, với sự tham gia của 248 đội thi.

Đối tượng dự thi là sinh viên, học viên hệ ĐH, CĐ đại diện cho các trường ĐH, CĐ và Học viện của Việt Nam và một số trường của các nước ASEAN. Thí sinh được tổ chức thành từng đội (mỗi đội không quá 4 thành viên) tham dự cuộc thi trên nguyên tắc tự nguyện và chấp hành theo Thể lệ cuộc thi.

Tại vòng thi này, tất cả các đội đều thi online theo dạng bài thi Vượt qua thử thách (jeopardy), với nội dung gồm: Pwnable (khai thác lỗ phần mềm); Reverse engineering (tập trung vào kỹ năng dịch ngược mã nguồn phần mềm); Web (các kỹ thuật tấn công vào ứng dụng web); Crypto/ACM (đánh đố giải mã, tấn công các thuật toán mã hóa, dùng kỹ năng lập trình/giải thuật để giải các trò chơi, mê cung...).

Kết thúc vòng thi, có 235 đội ghi điểm. Đội Hanni Fanclub đến từ Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh là đội cao điểm nhất. Phần lớn trong số 14 đội chưa ghi điểm là các đội của các trường lần đầu tham dự cuộc thi.

Điểm mới của Quy chế cuộc thi năm nay là sau vòng Sơ khảo, tất cả trường đều có ít nhất một đội tham dự thi Chung khảo.

VCK sẽ được tổ chức vào ngày 19/10/2024 với sự tham gia của 56 đội thi Việt Nam và 27 đội của 9 nước ASEAN khác. Thí sinh các nước ASEAN dự thi online hoàn toàn dưới sự giám sát của Ban tổ chức và Ban giám khảo. Các Đội Việt Nam sẽ thi tập trung (làm bài online) tại 2 địa điểm là Hà Nội (tại Học viện Kỹ thuật Quân sự) và TP. Hồ Chí Minh (tại ĐH Công nghệ thông tin - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh).

VCK năm nay sẽ được chia thành 2 bảng có nội dung thi khác nhau, được tổ chức đồng thời:

+ Bảng A gồm 20 đội thuộc nhóm các đội đạt kết quả cao nhất vòng Sơ khảo của 20 Trường (mỗi Trường chọn 1 đội điểm cao nhất), thi theo dạng tấn công - phòng thủ trực tiếp (attack-defense);

+ Bảng B gồm các đội trong nhóm đạt điểm cao vòng Sơ khảo còn lại, số đội sẽ bằng số trường tham gia Cuộc thi (mỗi Trường chọn 1 đội có kết quả cao nhất ở vòng Sơ khảo nhưng không vào bảng A), thi theo dạng jeopardy.

Như vậy, Chung khảo năm nay Cuộc thi sẽ có 2 hệ thống giải thưởng cho 2 hình thức thi khác nhau. Dự kiến Bảng A có 11 Giải thưởng (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích) và Bảng B có 16 Giải thưởng (1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích).

Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi được tổ chức cùng ngày thi VCK. Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (cho các đội đạt giải cao Bảng A) được thực hiện trong Hội thảo - Triển lãm quốc tế “Ngày ATTT Việt Nam 2024” tổ chức vào ngày 21/11/2024 tại Hà Nội.

Các đội thi của Việt Nam đạt kết quả cao của bảng A sẽ được VNISA đề cử tham dự các cuộc thi ATTT ở khu vực và quốc tế như ASEAN Cyber Shield, Cyber Sea Game và FIRST CTF for ASEAN trong năm tới.

Phát hiện sinh viên tài năng ATTT

Đây là lần thứ 17 cuộc thi được tổ chức dành cho sinh viên Việt Nam và năm thứ 6 có sự tham dự của sinh viên các nước ASEAN khác. Hoạt động này góp phần thực hiện có hiệu quả Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ATTT giai đoạn 2021 - 2025” và Quyết định 1907/QĐ/TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 - 2025”.

Cuộc thi được sự bảo trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), do Hiệp hội ATTT Việt Nam (VNISA) chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) và Cục ATTT, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT) tổ chức.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT ở các cơ sở giáo dục và đào tạo bậc ĐH; đồng thời đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ATTT, tăng cường cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức của sinh viên CNTT, ATTT các trường ĐH ở các nước ASEAN.

Cuộc thi cũng nhằm phát hiện những sinh viên tài năng trong lĩnh vực ATTT của Việt Nam để giới thiệu tham gia các cuộc thi về ATTT khu vực ASEAN và thế giới, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về ATTT của đất nước.

Nhà tài trợ chính luôn đồng hành cùng cuộc thi qua các năm là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội (Viettel). Bên cạnh đó, năm nay còn có các đơn vị đồng tài trợ là Công ty CP NAPAS, Công ty CP Tin học Mi Mi, Trung tâm ATTT thuộc VNPT-IT (VNPT Cyber Immunity) và Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xu hướng ChatGPT-Ghibli: Thử nghiệm sáng tạo hay mối đe dọa sự sáng tạo của con người?
    Xu hướng ChatGPT-Ghibli đang gây bão trên mạng xã hội khi người dùng có thể biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang phong cách Ghibli độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh sự ấn tượng về sáng tạo, trào lưu này cũng dấy lên những lo ngại về sự đe dọa đối với tính sáng tạo của con người và các vấn đề đạo đức trong việc sử dụng AI trong nghệ thuật.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • VPBank hợp tác cùng GTEL mang đến những đột phá công nghệ cho giải pháp tài chính
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
  • Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
    Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
10 nước ASEAN tham gia cuộc thi Sinh viên với ATTT 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO