Phát triển Trí tuệ nhân tạo theo xu hướng của AAAI

Trương Khánh Hợp| 08/09/2018 18:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Bạn cảm thấy thế nào về trí tuệ nhân tạo? Bạn có cảm thấy bị kích thích trước những khả năng của trí thông minh nhân tạo?

Kết quả hình ảnh cho AICó lẽ bạn muốn có một sự kiểm soát cho trí thông minh nhân tạo. Được thành lập vào năm 1979, Hiệp hội vì sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AAAI - Association for the Advancement of Artificial Intelligence) đã giữ gìn danh tiếng của mình bên ngoài các đấu trường học thuật và hiện tại đang dần thu hút được sự chú ý.

Tổ chức hiện có 4.000 thành viên trên toàn thế giới và mục tiêu của nó là: thúc đẩy nghiên cứu và hướng dẫn việc sử dụng trí thông minh nhân tạo một cách có trách nhiệm; nâng cao hiểu biết của cộng đồng về lĩnh vực này; nâng cao tiêu chuẩn trong đào tạo; và cung cấp hướng dẫn cho các sáng kiến ​​AI chủ yếu về tài trợ.

Để tìm hiểu thêm, các phóng viên đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Tiến sĩ Yolanda Gil, người vừa tiếp quản vị trí chủ tịch thứ 24 của AAAI tại văn phòng của bà tại Viện Khoa học Thông tin USC (USC's Information Sciences Institute). Tiến sĩ Gil gia nhập Viện khoa học thông tin vào năm 1992 và hiện là Giám đốc Công nghệ tri thức và Giám đốc bộ phận liên kết; bà cũng hiện là một giáo sư nghiên cứu về khoa học máy tính và khoa học không gian, tập trung vào các giao diện thông minh để nắm bắt và khám phá kiến ​​thức. Dưới đây là các đoạn trích được chỉnh sửa và tóm tắt từ cuộc trò chuyện.

Tiến sỹ Gil, bà có thể cho chúng tôi biết tại sao bà lại tiếp nhận vai trò chủ tịch của AAAI? Có phải nguyên nhân là vì tổ chức và sứ mệnh của tổ chức đã thúc đẩy bà?

Đây là những thời điểm thú vị khi trí thông minh nhân tạo ngày càng đi sâu cuộc sống của chúng ta. Chúng ta thấy sự hiện diện của trí thông minh nhân tạo trong các hệ thống từ chatbots đến xe tự lái, cho đến những khám phá khoa học và nhiều ứng dụng thực hiện các chức năng hữu ích khác. Tôi tin rằng AAAI là diễn đàn hàng đầu để điều phối nhiều lĩnh vực của trí thông minh nhân tạo và chúng tôi cũng có trách nhiệm thiết kế các hệ thống trí thông minh nhân tạo để khuyến khích các hành vi đạo đức và trách nhiệm. Sự nghiệp của tôi luôn chú trọng đến dịch vụ cho cộng đồng trí thông minh nhân tạo và cộng đồng khoa học máy tính, vì vậy đây là một bước đi tự nhiên đối với tôi. Tôi thực sự vui mừng về điều này.

Bà có thể nói về ba mục tiêu chính của AAAI trong tương lai?

Điều đầu tiên chính là việc tôi thực sự cảm điều này như một trải nghiệm về sự lắng nghe, ít nhất là ban đầu, vì vậy tôi có thể đáp ứng với những gì cộng đồng đang tìm kiếm. Cần nói thêm rằng, một lĩnh vực lớn chính là việc tăng cường và đẩy mạng liên kết giữa AAAI với ngành công nghiệp. Hội nghị thường niên của chúng tôi có rất nhiều người tham gia từ các ngành công nghiệp nhưng tôi muốn thấy sự hiện diện nhiều hơn từ các phòng thí nghiệm nghiên cứu trong ngành. Theo truyền thống đây là một hội nghị mang tính chuyên môn khoa học nhưng ngày nay, nhiều giáo sư lại dành nhiều thời gian của mình cho ngành công nghiệp. Chúng ta cần nhiều sự hiện diện hơn nữa từ các phòng thí nghiệm, các phòng nghiên cứu. Đó là một trọng tâm chính. Tôi cũng đang tìm cách để đa dạng hóa các thành viên của mình, khởi động các sáng kiến K-12 để phát triển đường ống; và đảm bảo sự tham gia của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác.

Khi các sinh viên trẻ học tìm hiểu về trí thông minh nhân tạo nhưng lại đi sâu vào các lĩnh vực khác, điều đó sẽ lan truyền sự hiểu biết, chứ không phải là sự sợ hãi?

Chính xác. Nhiều sinh viên K-12 sẽ tiếp tục làm bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư, hoặc bất cứ nghề nghiệp gì mà họ chọn. Nhưng thông qua tiếp xúc với AAAI, họ sẽ biết nhiều hơn về tiềm năng của trí thông minh nhân tạo trong lĩnh vực mà họ đã chọn.

Người tiền nhiệm của bà đã tập trung vào trí thông minh nhân tạo và các vấn đề đạo đức.

Có, và chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2019 ... đặc biệt trong hội thảo thứ hai về "Trí thông minh nhân tạo và đạo đức trong xã hội" trong hội nghị thường niên của chúng tôi. Chúng ta cần xem xét các khía cạnh đạo đức khi sử dụng trí thông minh nhân tạo ở mọi cấp độ: các hệ thống cần phải được thiết kế với các cơ chế khác nhau để đáp ứng được các khía cạnh đạo đức với đối với các sự kiện diễn ra; nắm được vấn đề khi một hệ thống trí thông minh nhân tạo có thể gây hại; và nhiều vấn đề khác. Tôi rất vui mừng về sáng kiến của chúng tôi - nó hợp tác với ACM - và, với tư cách là một cộng đồng, chúng tôi cần nắm vai trò lãnh đạo và nghiên cứu thêm trong lĩnh vực này.

Xoay quanh nghiên cứu của riêng bà, chúng ta lần đầu tiên gặp nhau vào năm 2015, tại DARPA. Dự án đó của bà đã tiến triển như thế nào kể từ thời điểm đó?

Vào thời điểm này, tại DARPA (The Defense Advanced Research Projects Agency – Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến), chúng tôi mới bắt đầu dự án sử dụng hệ thống thông minh để khám phá khoa học, hỗ trợ các nhà khoa học với hệ thống thông minh phân tích dữ liệu, kiểm tra giả thuyết và khám phá mới. Ban đầu, chúng tôi đã tập trung vào việc nắm bắt các quy trình khoa học. Chúng tôi đã làm việc trên một số lĩnh vực khoa học. Bây giờ chúng tôi có một số dự án liên quan và đang bắt đầu gặt hái một số kết quả.

Những kết quả này chưa được công bố, nhưng bà có thể chia sẻ một số thông tin chi tiết và các lĩnh vực tập trung cụ thể cho các hệ thống thông minh của bà không?

Tất nhiên rồi, ví dụ, trong lĩnh vực khoa học của proteomics (Proteomics là một khái niệm đuợc dùng để chỉ các công việc nghiên cứu protein ở một hệ thống gồm nhiều protein với nhau), nghiên cứu sinh hóa của protein trong một hệ thống, chúng ta đã nắm bắt được rất nhiều luồng thông tin về loại phân tích này. Và, điều thú vị là chúng tôi đã nhận ra, khi nghiên cứu được công bố, họ chỉ sử dụng một mô hình [để xác định protein] nhưng họ không khám phá những protein khác, điều đó có nghĩa là nhiều protein đã bị bỏ qua.

Và hệ thống trí thông minh nhân tạo của bà đủ thông minh để hiểu được sự thiếu sót này và sửa chữa nó?

Đúng. Hệ thống của chúng tôi hiện nay đủ thông minh để có thể làm việc và tiếp tục thử các phương pháp khác, các thuật toán khác, để phát hiện hàng trăm protein đã bị loại bỏ. Bản thân hệ thống đang làm việc để tạo ra những khám phá mới.

Thật tuyệt vời. Hệ thống trí thông minh nhân tạo của bà sẽ tạo ra những đột phá khoa học mới?

Chúng tôi hy vọng như vậy. Chúng tôi hiện đang nghiên cứu một cơ chế để đo lường "sự thú vị", để khi hệ thống tìm thấy một cái gì đó mới, nó có thể kiểm tra xem đó có phải là đột phá đáng kể hay không. Đây là một thử thách rất khó khăn; nó đòi hỏi rằng hệ thống có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực này cùng với những kiến thức cập nhật mới nhất về những protein đó.

Hệ thống trí thông minh nhân tạo của bà có thể nhập và phân tích nhiều dạng dữ liệu đầu vào không?

Đúng vậy. Chúng tôi hiện đang tự động tạo luồng công việc học máy. Chúng tôi cung cấp dữ liệu và số liệu, những mục tiêu mong muốn — và hệ thống sẽ bắt đầu xem xét các loại dữ liệu. Nếu đó là âm thanh, nó sẽ tìm cách xử lý nó. Nếu đó là dữ liệu trực quan, nó sẽ tìm ra một phương tiện để hiểu và liệt kê nó. Sau đó, nó sẽ áp dụng các thuật toán để tối đa hóa số liệu (ví dụ: độ chính xác của giải pháp). Nó rất có hệ thống.

Bên cạnh phòng thí nghiệm proteomics, hệ thống của bạn có giải quyết được những vấn đề trong các lĩnh vực khác với giải thưởng DARPA trị giá 13 triệu đô-la mới của bà không?

Vâng, giải thưởng đó là cho một dự án 4 năm có tên MINT for Model INTegration, một phần của chương trình Mô hình Thế giới của DARPA. Chúng tôi đang xây dựng quy trình công việc để tích hợp các mô hình phức tạp của thế giới bao gồm thủy văn, sản xuất lương thực, khí hậu, xã hội và kinh tế. Chúng tôi đang yêu cầu các hệ thống thông minh của chúng tôi giúp chúng tôi hiểu, đặc biệt là tình trạng thiếu thực phẩm tiềm năng, đói nghèo và mất an ninh lương thực cho các cộng đồng có nguy cơ cao trên thế giới.

Ngay bây giờ, chúng tôi đang cộng tác với Kimetrica, công ty cung cấp các đánh giá đầu tư quy mô lớn và các báo cáo thống kê của chính phủ, sử dụng quy trình tự động học máy của chúng tôi, và kết quả là chúng tốt hơn so với các công cụ đã được thực hiện một cách thủ công. Điều này vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, nhưng chúng tôi đang nhận được kết quả tốt. Thật thú vị khi có chuyên môn về domain của họ, kết hợp với các giải pháp tìm kiếm nghiên cứu trí thông minh nhân tạo của chúng tôi cho các vấn đề quan trọng của thế giới.

Trong tạp chí AI Magazine ngày nay, Tiến sĩ Lynne Parker, đồng lãnh đạo của Kế hoạch chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia cho biết: "chúng tôi là những nhà công nghệ đương nhiệm tập trung vào phát triển tích cực, đạo đức và sử dụng trí thông minh nhân tạo, đảm bảo rằng mọi người đều có thể hưởng lợi từ ứng dụng thực tế của trí thông minh nhân tạo trên toàn xã hội, bất kể quốc gia nào dẫn đầu trong việc phát triển chiến lược của công nghệ ". Vậy ý nghĩa của tài liệu này là gì?

Trí thông minh nhân tạo luôn mang tính quốc tế và tính phân phối - với sự giàu có về văn hóa được quy tụ từ tất cả các vùng, nhiều trong số đó có các cách tiếp cận khác nhau đối với trí thông minh nhân tạo. Ví dụ, ở châu Âu có một truyền thống đáng kinh ngạc về các phương pháp dựa trên logic, ở châu Á nó xuất phát từ toán học nâng cao, trong khi ở châu Phi và châu Úc có một sự tập trung mạnh mẽ vào nghiên cứu ứng dụng. Tài liệu mà bạn đề cập là đặc biệt quan trọng bởi vì nó có ý nghĩa là Hoa Kỳ đã công nhận tầm quan trọng của việc có một kế hoạch quốc gia và đầu tư chiến lược.

Việc gia tăng đầu tư là để cạnh tranh với Trung Quốc và các quốc gia khác?

Rõ ràng, chính phủ Hoa Kỳ luôn coi trí thông minh nhân tạo là một khu vực quan trọng để đầu tư, nhưng từ trước đến nay thì nó không phải là đầu tư lớn, trong khi EU và Trung Quốc đã ưu tiên đầu tư nghiên cứu từ nguồn đầu tư của chính phủ vào trí thông minh nhân tạo trong một thời gian. Báo cáo đó là sự công nhận rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo. Đó là một tài liệu tuyệt vời, rất chi tiết và các khuyến nghị của nó đều rất đúng.

Một điều mà báo cáo đã chỉ ra là việc học máy là rất quan trọng, tuy nhiên sự cộng tác giữa con người và máy tính là thứ mà chúng ta không thể bỏ qua.

Bà nhận xét gì về chính quyền hiện tại, xem xét kế hoạch trí thông minh nhân tạo quốc gia là một tài liệu được soạn thảo dưới thời Tổng thống Obama?

Trên thực tế, chính quyền hiện tại vừa ra một tuyên bố rằng họ sẽ đầu tư đáng kể vào trí thông minh nhân tạo và đã bắt đầu một nghiên cứu đặc biệt để đưa ra lộ trình nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Tôi sẽ đồng chủ trì cho những nỗ lực đó.

Đây là một tin thật tuyệt vời. Là đồng chủ tịch của kế hoạch chiến lược trí thông minh nhân tạo mới này của Hoa Kỳ, bà có thể cho biết thêm một số thông tin về kế hoạch này?

Chúng tôi sẽ tham gia Kế hoạch chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia và đã nghiên cứu rất nhiều về các nghiên cứu cơ bản, hợp tác giữa con người và máy tính, hiểu biết lợi ích của xã hội khi chúng tôi đầu tư, đặc biệt là khám phá về sức khỏe và khoa học và nhiều lĩnh vực khác, để mở một lộ trình vào mùa xuân năm 2019. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh sự đổi mới trong trí thông minh nhân tạo có thể thúc đẩy khả năng cạnh tranh và mang lại lợi ích cho cả ngành công nghiệp và chính phủ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phát triển Trí tuệ nhân tạo theo xu hướng của AAAI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO