Đời sống xã hội

Phát triển “Văn hóa số” là giữ vững nền văn hóa Việt Nam

Lâm Phạm 02/08/2024 11:05

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tác động đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa. Việc thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ để xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số một phần quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Văn hóa số một phần không thể thiếu của nền văn hóa dân tộc

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: “Xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ thúc đẩy hoạt động chuyển đổ số, phát triển kinh tế số, xã hội số còn có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, con người, làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, lối sống của con người, từ đó hình thành nên văn hóa số.

Văn hóa số được hiểu là phương thức và hoạt động văn hóa (sáng tạo, lưu giữ, truyền bá, tiếp nhận, thưởng thức…) của cá nhân và cộng đồng trên cơ sở ứng dụng các phương tiện và công nghệ kỹ thuật số. Bên cạnh đó là các quy tắc ứng xử lối sống, phương cách giao tiếp, làm việc… và chuẩn mực đạo đức, pháp luật của con người trong môi trường số. Văn hóa số giúp mọi người tiếp cận lượng tri thức văn hóa đồ sộ của toàn nhân loại đã hình thành trong quá trình lịch sử và sản sinh ra những giá trị văn hóa mới trên nền tảng số. Ngoài các phương tiện truyền thông truyền thống thì sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới như: Truyền thông xã hội Facebook, Twitter, Youtube, Instagram, Zalo, Tik Tok... đã trở thành các kênh thông tin thu hút công chúng và trở thành hiện tượng văn hóa mới. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa đa dạng và phong phú, đưa văn hóa đến được mọi tầng lớp nhân dân, thu hẹp khoảng cách tiếp cận và thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền trong nước và các khu vực trên thế giới.

viec-ra-doi-bo-quy-tac-ung-xu-tren-mang-xa-hoi-se-gop-phan-day-lui-nhung-thong-tin-xau-doc-giao-duc-nhan-cach-con-nguoi-503.jpg
Văn hóa số giúp mọi người tiếp cận lượng tri thức văn hóa đồ sộ của toàn nhân loại đã hình thành trong quá trình lịch sử và sản sinh ra những giá trị văn hóa mới trên nền tảng số.

Văn hóa số vấn đề cấp thiết hiện nay

Có thể nhận thấy việc xây dựng, kiến tạo và lan tỏa văn hóa số ở nước ta bên cạnh sự phát triển của không gian mạng, môi trường số trong đời sống xã hội. Nhưng sự lệch lạc, thiếu chuẩn mực trên môi trường mạng cũng đang ở mức đáng báo động, dẫn đến những ảnh hưởng nguy hại đối với nền tảng tinh thần của xã hội.

Từ đó việc nhận diện, nhận thức đúng về các biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trên không gian mạng, những hành vi lệch lạc, tha hóa, lệch chuẩn, thông tin xấu độc trên Internet, môi trường số là việc làm cần thiết.

Đặc biệt các vấn đề biểu hiện ngày càng trở nên phức tạp hơn, gay gắt hơn: Thứ nhất, hiện nay văn hóa suy tôn “thần tượng” của một bộ phận thanh thiếu niên, lớp người trẻ, học sinh đang độ tuổi đi học là rất đáng lo ngại, ở mức báo động chung đối với toàn xã hội. Những thông tin thật giả lẫn lộn, đổi trắng thay đen, cổ súy, kích động bạo lực, bóp méo sự thật, xuyên tạc vấn đề xuất hiện ngày một nhiều và tràn lan, áp đảo dòng thông tin tốt, chính thống, tích cực trên các nền tảng mạng xã hội đã mang lại rất nhiều hệ lụy. Việc tương tác, chia sẻ của một bộ phận giới trẻ không biết phân biệt tốt xấu, lệch lạc trong nhận thức, xuống cấp về đạo đức, ảnh hưởng đến sự phát triển, hình thành nhân cách của các em thanh thiếu niên khiến xã hội không thể không quan ngại. Đồng thời còn thể hiện khả năng mất kiểm soát cảm xúc cá nhân, bấp bênh trong quan niệm đạo đức, lối sống dẫn đến những hành động đã vượt qua ngưỡng giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, hành vi vượt ra khỏi chuẩn mực chung xã hội văn minh, hiện đại.

Thứ hai: Sự xuất hiện tràn lan của các hội, nhóm tiêu cực, cổ súy tư tưởng không lành mạnh trên các nền tảng mạng xã hội như: Hội những người dạy nhau cách trốn nợ, “bùng nợ” tín dụng, ngân hàng, vỡ nợ muốn làm liều... Các hội, nhóm này trên không gian mạng đang có xu hướng ngày càng gia tăng, có nguy cơ gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng xã hội nói riêng và việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội nói chung, nhất là hình thành tư tưởng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống ở nhóm đối tượng vị thành niên là lứa tuổi dễ theo những luồng tư tưởng mới, dễ bị tổn thương và kích động tâm lý.

Thứ ba: Không ít người dùng công nghệ thông tin hiện đại bằng văn hóa thấp, gióng lên hồi chuông cảnh báo văn hóa trên không gian mạng mới đang ở giai đoạn mới hình thành đã có nguy cơ bị băng hoại, xuống cấp ở một bộ phận người dân. Họ tùy tiện chia sẻ, đăng tải thông tin thất thiệt trên môi trường mạng, ngay cả khi biết đó là những tin xấu độc, tin giả, thông tin thất thiệt chưa được kiểm chứng, sai sự thật trên mạng xã hội, xâm phạm đến danh dự, uy tín, lợi ích kinh tế của cá nhân, tổ chức, gây nên những tác động tiêu cực trong dư luận xã hội, gia tăng tội phạm, mất trật tự an ninh xã hội. Các nguồn phát tán này thường đăng thông tin không chính xác hay cố tình đăng tải một phần sự thật, cắt ghép thông tin, hình ảnh, lan truyền vì động cơ, mục đích xấu nào đó. Sau đó, các nguồn thứ phát là một bộ phận người dân thiếu hiểu biết, có tâm lý dễ hoang mang, dao động tiếp tục đăng, chia sẻ nhưng không kiểm chứng, đồn đại, thêu dệt để “nâng tầm” câu chuyện. Thông qua sự lan truyền, chia sẻ các bài viết, thông tin dạng này, ngày càng bị biến dạng, bóp méo dẫn đến sự sai lệch cho người đọc khi tiếp nhận.

Mặt khác, tin tức giả còn làm suy giảm niềm tin của công chúng, của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính trị, khiến cho công chúng không xác định được đâu là những nguồn đáng tin cậy để tiếp nhận. Đáng lưu ý, trong điều kiện các thế lực thù địch, cơ hội, phản động đang triệt để lợi dụng Internet và mạng xã hội để tiến hành “diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, điều này không chỉ làm gia tăng số lượng tin giả mà tính nguy hại của nó cũng tăng lên.

Thứ tư: Biểu hiện sùng ngoại, lai căng văn hóa trên không gian mạng, đặc biệt là sự kết nối xuyên biên giới trên không gian mạng. Việc giao lưu, tiếp xúc văn hóa vẫn còn những lệch lạc, biểu hiện ở hiện tượng sùng ngoại, lai căng văn hóa, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng xây dựng nền văn hóa tiên tiến thời kỳ hội nhập.

Sùng ngoại trong văn hóa có thể hiểu là sự đánh giá thái quá những yếu tố, sản phẩm, giá trị của nước ngoài. Từ đó, dẫn đến cuồng tín, tôn sùng, theo đuổi trong nhận thức và hành động, hạ thấp, coi thường các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước. Còn lai căng văn hóa là sự tiếp thu sản phẩm, giá trị văn hóa nước ngoài trên không gian mạng để pha trộn, gán ghép một cách gượng ép, tùy tiện với các sản phẩm, giá trị văn hóa trong nước theo kiểu dở tây dở ta, hay nói cách khác, đó là sự bắt chước nước ngoài không có chọn lọc, gây phản cảm. Từ đó làm cho những giá trị đạo đức cốt lõi bị lung lay, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhất là của giới trẻ hiện nay, tạo ra nhiều hệ lụy trong xã hội, làm cho nhiều người dễ dao động, buông xuôi trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai xấu độc, gây khủng hoảng niềm tin, mất phương hướng trong lựa chọn các giá trị, lối sống.

Do đó, trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, bên cạnh những nét đẹp trong văn hóa ứng xử trên không gian mạng cần tiếp tục phát huy thì việc nhận diện những hành vi lệch chuẩn như đã nêu ở trên là việc cần làm để đề ra những biện pháp, giải pháp, tạo hành lang, khung khổ pháp lý nhằm điều chỉnh, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI 2024: Bước nhảy vọt công nghệ và dự báo xu hướng định hình tương lai năm 2025
    Trong thập kỷ qua, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trải qua sự phát triển vượt bậc, trở thành một trong những công nghệ then chốt định hình tương lai kinh tế, xã hội và công nghệ toàn cầu. Từ những ứng dụng ban đầu trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên và nhận dạng hình ảnh, AI đã mở rộng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực, từ y tế, giáo dục đến tài chính và giải trí.
  • Lãnh đạo Bộ TT&TT chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025
    Nhân dịp mừng Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT trân trọng gửi đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Ngành TT&TT lời chúc mừng năm mới.
  • 10 sự kiện nổi bật trong lĩnh vực TT&TT do Tạp chí TT&TT bình chọn
    Năm 2024, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế cho lĩnh vực TT&TT đã được chú trọng đẩy mạnh. Đảng, Nhà nước và Bộ TT&TT đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển Ngành.
  • Mùa xuân "mang sách cho em"
    Nhằm xây dựng thói quen đọc sách và phát triển phong trào học tập trong cộng đồng, Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, mang tính xã hội sâu sắc.
  • Kỷ nguyên công nghệ xuất bản số và đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ mới
    Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là Internet, đã tạo ra thế giới số với sự kết nối mạnh mẽ và truyền thông lan tỏa nhanh chóng. Công nghệ số đang dần thay đổi bản chất của ngành xuất bản, đặt ra yêu cầu đổi mới tư duy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thời đại.
  • Ngân hàng mở và trí tuệ nhân tạo
    Ngân hàng mở (Open Banking) là một mô hình trong có các ngân hàng chia sẻ dữ liệu khách hàng với bên thứ ba thông qua các giao diện lập trình ứng dụng (API), nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính sáng tạo, cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của mô hình này.
  • Báo cáo xu hướng truyền thông 2025: Sự nổi lên của Tổ chức sự kiện và GenAI
    Tổ chức sự kiện trở thành mối quan tâm lớn của các cơ quan báo chí thế giới để đa dạng hóa nguồn thu, trong khi mối quan hệ với nền tảng AI tạo sinh trở thành xu hướng chính trong mối quan hệ media-tech.
  • Lan tỏa văn hóa đọc dịp đầu xuân từ không gian sách Hồ Văn - Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Những ngày này, đến thăm không gian vừa nên thơ, vừa cổ kính của Hồ Văn thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), công chúng và du khách không chỉ được tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa của Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025, mà còn được hòa mình vào không gian văn hóa đọc, nơi mỗi người có thể tìm kiếm những phút giây sâu lắng, thư thái khi làm bạn cùng sách.
  • Làm thế nào “tái cấu trúc” chính phủ, sử dụng AI trong thời đại trí tuệ nhân tạo?
    Trong một thế giới ngày càng số hóa, các chính phủ phải theo kịp những đổi mới công nghệ mới nhất cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ công dân về các dịch vụ chính phủ nhanh chóng, hiệu quả và trực quan hơn.
  • Tổng thư ký Liên hợp quốc chúc mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres ngày 25/1 (tức 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đã gửi thông điệp chúc mừng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phát triển “Văn hóa số” là giữ vững nền văn hóa Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO