Phim Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua ứng dụng OTT: Cảnh báo nguy cơ về giá trị văn hóa và chủ quyền không gian mạng

BBT| 10/11/2019 08:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Hàng loạt dịch vụ truyền hình xuyên biên giới âm thầm vào Việt Nam với một khối lượng phim và các chương trình giải trí khổng lồ, đa dạng. Từ đó cũng đặt ra những mối lo ngại liên quan đến vấn đề giá trị văn hóa và chủ quyền không gian mạng khi các bộ phim có yếu tố chính trị, lịch sử, văn hóa… chưa được kiểm duyệt tràn lan trên các dịch vụ OTT xuyên biên giới.

Với sự phát triển của ngành công nghệ nội dung số trên toàn cầu, thị trường Việt Nam đã xuất hiện các dịch vụ xem phim trực tuyến từ nước ngoài được cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam (truyền hình OTT). Chỉ mất vài cú nhấp chuột vào Google Play hoặc AppStore, người dùng có thể trở thành khách hàng của các ứng dụng truyền hình trả tiền xuyên biên giới như Netflix, iFlix, Apple TV, We TV, iQiYi. Đặc biệt là sự bùng nổ của phim Trung Quốc qua hai ứng dụng We TV (của Tencent) và iQIYI (của Baidu). Hai ứng dụng này cung cấp một khối lượng đồ sộ từ các phim bộ, phim lẻ, phim hoạt hình 4D, cho đến các game show hấp dẫn... với chất lượng hình ảnh cao, cùng các bộ phim mới nhất của các hãng truyền hình, điện ảnh Trung Quốc sản xuất.

Về cách thức thanh toán cũng khá đơn giản, thuận tiện. Khách hàng khi mua các gói VIP sẽ trả tiền qua cổng thanh toán của Apple và Google. So với giá thuê bao của các dịch vụ truyền hình trả tiền như Clip TV, Fim , VTVcab ON, K ... tại Việt Nam, mức giá của iQIYI và We TV chỉ bằng 20 - 30%. Và so với mức phí của Apple TV, thì mức thuê bao của họ quá rẻ, khi Apple TV thu phí xem từng bộ phim với mức giá 2 - 7 USD/lần xem.

We TV và giá đăng ký thuê bao VIP.

Với mức chi phí hợp lý, cùng hàng loạt phim bộ, phim lẻ bom tấn của Trung Quốc, có cơ sở cho thấy, các dịch vụ của iQIYI và We TV sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, đe dọa miếng bánh truyền hình trả tiền Việt Nam vốn khá khó khăn thời gian qua.

Ngoài ra, cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật Việt Nam kiểm soát khá kỹ nội dung phim nhập khẩu, cả phim chiếu rạp và phim phát sóng trên truyền hình. Nhưng khi ứng dụng xem phim trực tuyến của nước ngoài của Mỹ, Trung Quốc ào ào cung cấp dịch vụ thì hàng nghìn bộ phim được cung cấp trực tiếp tới người dùng Việt Nam mà chưa được cơ quan chức năng kiểm duyệt nội dung. Việc này đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường truyền hình và người xem ở Việt Nam.

Với một lượng phim lớn chưa được kiểm duyệt tràn vào thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam như vậy liệu sẽ tác động như thế nào đến văn hóa, lối sống của giới trẻ hiện nay?

Không có công cụ nào đi vào thị trường nước khác hay quảng bá văn hóa hiệu quả bằng con đường phim ảnh, ảnh hưởng của phim ảnh ngấm từ từ nhưng hiệu quả lại lâu dài. Khi đã thích những nhân vật trong phim rồi người ta có thể học theo, nói theo, làm theo thậm chí là thay đổi cả xu hướng sống, phong cách sống giống như phim ảnh.

Có hai thứ người ta cần nắm để điều phối được công chúng đó là nội dung thông điệp và kênh truyền tải thông điệp. Các bộ phim ở đây là nội dung thông điệp. Còn kênh truyền tải là các ứng dụng, websites, thậm chí có doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng bỏ tiền vào chi phối. Những bộ phim Trung Quốc thường được đầu tư rất công phu, trong đó bao hàm rất nhiều yếu tố từ văn hóa, ẩm thực, trang phục, y học, lịch sử,... thậm chí họ có thể lồng ghép khéo léo các yếu tố lịch sử, chính trị để phục vụ cho những ý đồ nhất định của họ. Nếu không cẩn trọng với những sự núp bóng này, về lâu dài chúng ta bị chi phối áp đảo, xâm lấn về chủ quyền và không gian truyền thông trên mạng, đồng thời các giá trị văn hóa có nguy cơ bị tổn thương.

Do đó, về mặt quản lý cần phải có chế tài chặt chẽ để hạn chế những ảnh hưởng trong môi trường truyền thông mới hiện nay. Các cơ quan quản lý Nhà nước về truyền thông - văn hóa của Việt Nam phải có biện pháp quản lý phù hợp với tình hình mới, đảm bảo nội dung những bộ phim phát hành vào Việt Nam tôn trọng các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hóa của Việt Nam, bởi nếu bộ phim Trung Quốc nào đó xuyên tạc lịch sử, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam mà vẫn được các khán giả trong nước đón nhận là điều hết sức nguy hiểm. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Phim Trung Quốc tràn vào Việt Nam qua ứng dụng OTT: Cảnh báo nguy cơ về giá trị văn hóa và chủ quyền không gian mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO