Phụ nữ Nhật đòi ly hôn giữa dịch Covid-19 vì chồng ngáy to, lười nhác, chỉ biết ăn và dịch vụ "cứu vãn hôn nhân" giá 1 triệu/đêm

Diệp Lục| 05/05/2020 19:42
Theo dõi ICTVietnam trên

Kể từ khi Covid-19 xuất hiện, nó đã làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống của người dân Nhật Bản đặc biệt là nó khiến các cặp đôi ngày một xa nhau hơn và thậm chí là làm tan vỡ một gia đình.

Khi Keisuke Arai chuyển sang làm việc tại nhà vì dịch bệnh Covid-19, anh đã bắt đầu cãi nhau nhiều hơn với người bạn gái lâu năm của mình. Trường hợp của anh Keisuke Arai không phải là hiếm. Kể từ khi tình trạng khẩn cấp được ban bố trên toàn nước Nhật vào hôm 16/4, những bài đăng trên mạng xã hội với hashtag "#coronarikon" (theo tiếng Nhật có nghĩa là ly hôn vì corona) đã xuất hiện ngày một nhiều hơn.

Những bài đăng ấy đa phần thể hiện sự thất vọng về người bạn đời hay người yêu của mình. Lý do xuất phát từ việc các cặp đôi có nhiều thời gian ở bên nhau trong mùa dịch bệnh nhưng đó cũng chính là lúc nảy sinh nhiều mâu thuẫn, xung đột.

Xung đột, mâu thuẫn

Trong thập kỷ qua, Nhật Bản đã cố tìm cách tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho người lao động. Ngày nay, ngày càng có nhiều người đàn ông dành thời gian cho gia đình hơn. Tuy nhiên phần lớn, nam giới Nhật Bản vẫn chủ yếu dành thời gian ở văn phòng, không phải vì họ bị ép buộc phải tăng ca mà vì họ cố tình tránh trở về nhà, theo Jeff Kingston, một chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Temple ở Tokyo cho biết.

"Tôi nghĩ rằng một số đàn ông Nhật Bản đôi khi muốn trốn tránh các công việc gia đình hoặc họ ngại việc phải dạy dỗ những đứa con trái tính trái nết của mình", ông Kingston nói.

Tuy nhiên, việc cách ly xã hội vì Covid-19 đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình. "Các cặp vợ chồng giờ đây phải đối mặt với tình huống mà họ chưa từng gặp phải trước đây đó là ở nhà trong một thời gian dài", một người dùng mạng cho hay.

df - Ảnh 1.

Nhiều cặp đôi chán ghét nhau khi ở nhà nhiều hơn giữa dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

"Chồng tôi nói chuyện rất lớn tiếng. Anh ấy ho và ăn uống liên tục. Ti vi thì mở cả ngày. Anh ấy cũng thường xuyên ngủ ở phòng khách và ngáy rất to. Tôi đã phải chịu đựng cảnh này gần chục ngày nay. Đến bao giờ mới hết tình trạng này đây", một người vợ Nhật than thở trên trang mạng Twitter.

Một tài khoản khác có tên "Nỗi thống khổ" (Miserable) cũng chia sẻ trên Twitter rằng, việc ở nhà quá lâu thời Covid-19 đã khiến hình ảnh chồng cô trở xấu xí hơn. 

"Suốt cả ngày anh ấy chỉ ăn với uống rồi đi lại khắp nhà mà không hề vệ sinh hay rửa tay và cũng không biết làm gì trong bếp. Nếu bình thường, khi thấy sự khác biệt trong cách sinh hoạt giữa hai vợ chồng, tôi thường nhẫn nhịn bỏ qua nhưng dịp này có lẽ tôi nên suy nghĩ nghiêm túc về cuộc hôn nhân của mình", tài khoản này tâm sự và cho biết thêm, cô cảm giác chồng mình coi vợ không khác gì một osin.

Ông Chie Goto, luật sư chuyên giải quyết các vụ ly hôn tại một văn phòng luật sư ở thành phố Nishinomiya cho biết, các cặp vợ chồng Nhật Bản đang phải đối mặt với một tình huống "hiếm hoi" chưa từng có tiền lệ khi người chồng bị mất việc hoặc phải làm việc ở nhà, con cái cũng nghỉ học và người dân được khuyến nghị hạn chế ra đường, kể cả ngày cuối tuần trong thời gian cách ly xã hội.

"Ngôi nhà đã trở thành không gian làm việc chủ yếu và đây là nguyên nhân chính của vấn đề. Người dân cảm thấy căng thẳng khi môi trường làm việc thay đổi, khiến cho những mâu thuẫn được đẩy cao và những vết rạn nứt trong hôn nhân có dịp xuất hiện", ông Goto cho hay.

df - Ảnh 2.

Nhiều phụ nữ tất bật với công việc nhà, chăm sóc con trong khi người chồng thì hờ hững.

Không chỉ bức xúc vì những thói quen xấu xí của người bạn đời mà nhiều cặp đôi còn rơi vào tình trạng bất đồng quan điểm về dịch Covid-19. Rika Kayama, một bác sĩ tâm thần, cũng là giáo sư tại Đại học Rikkyo, cho hay: "Điều tôi thường nghe là sự khác biệt của các cặp đôi trong cách họ nhìn nhận và phản ứng với virus. Trong khi một số bà vợ coi đó là vấn đề nghiêm trọng, đe doạ tới tính mạng thì các ông chồng lại có xu hướng coi nhẹ".

"Chồng tôi đến trung tâm Tokyo bằng tàu hoả, anh ấy không rửa tay hay đeo khẩu trang. Điều này khiến các biện pháp phòng tránh cho lũ trẻ trở nên vô nghĩa", một người dùng mạng xã hội viết, với hashtag "#coronarikon".

Một người khác thì chia sẻ trên Twitter: "Chồng tôi có vẻ thờ ơ với đại dịch, trong khi tôi lại hết sức lo lắng. Tôi không muốn sống cùng một người như vậy. Đây là 'coronarikon'".

"Cho dù tôi có nhắc nhở chồng bao nhiêu lần đi chăng nữa, anh ấy không thèm đeo găng tay và khẩu trang hay kính bảo hộ khi anh ấy đến bệnh viện. Tôi thậm chí còn nhắc nhở anh ấy rằng nhiều ổ dịch đang hình thành từ bệnh viện nhưng anh ấy hoàn toàn phớt lờ", một người phụ nữ Nhật cho hay.

Hàn gắn hôn nhân

Tỷ lệ ly hôn tại đất nước hoa anh đào hiện đang là 35%, thấp hơn một số quốc gia phương Tây như Mỹ (45%), Anh (41%) và cao hơn Trung Quốc (30%). Với tỷ lệ này, theo các chuyên gia xã hội học chắc chắn nó sẽ gia tăng trong tương lai gần khi những báo cáo gần đây cho thấy, tỷ lệ hồ sơ ly hôn ở Trung Quốc đã tăng vọt sau thời gian cách ly xã hội.

Đứng trước thực trạng này, vào tháng 4 vừa qua, Kasoku - một công ty có trụ sở tại Tokyo - đã cung cấp một dịch vụ cho thuê phòng ngắn hạn dành cho những người muốn có không gian riêng, thay vì phải sống chung với gia đình mình.

"Mục tiêu của dịch vụ là ngăn chặn việc ly hôn. Chúng tôi giúp các cặp đôi có không gian riêng để suy nghĩ nghiêm túc và thấu đáo về cuộc hôn nhân của họ cũng như giúp họ có thể làm việc từ xa", Kosuke Amano, phát ngôn viên của công ty cho biết.

df - Ảnh 3.

Phụ nữ Nhật đòi ly hôn giữa dịch Covid-19 vì chồng ngáy to, lười nhác, chỉ biết ăn và dịch vụ

Một căn phòng dịch vụ của Kasoku.

Công ty Kasoku cho hay, họ nhận được khoảng 100 cuộc gọi hỏi thăm mỗi ngày, hơn 20 người đã đăng ký để ở lại nhiều tháng, thường trong độ tuổi từ 30-50. Các căn phòng được trang bị đầy đủ nội thất cùng với wifi, hiện đang sẵn sàng đón khách ở Tokyo, Osaka, Kyoto và Fukuoka. Giá cho mỗi đêm là khoảng 4.400 Yên (gần 1 triệu đồng) và khoảng 90.000 Yên/tháng (gần 20 triệu đồng). Công ty Kasoku hiện có 500 cơ sở trên khắp cả nước, chủ yếu tại Tokyo.

"Có khách hàng là người vợ chạy khỏi ông chồng bạo hành, cũng có khách là một cô nội trợ tìm một không gian riêng cho mình sau chuỗi ngày vất vả chăm sóc chồng con ở nhà vì dịch", Amano nói.

Còn luật sư Chie Goto đã gợi ý một số giải pháp hữu ích giúp các cặp vợ chồng Nhật Bản giảm căng thẳng trong thời gian cách ly tại nhà, theo đó quan trọng nhất là cả hai cần phải thảo luận và trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở với nhau. Ngoài ra một số đề xuất như cùng nhau nấu ăn, chia sẻ việc nhà, cùng thống nhất các quy định về vệ sinh cá nhân và rửa tay để tránh mầm bệnh… cũng được cộng đồng mạng chia sẻ và hưởng ứng.

Trong khi đó, luật sư Eri Mizutani, người chuyên xử lý các vụ ly hôn cho rằng, các cặp vợ chồng không nên vội vàng trong việc đệ đơn ly hôn, thay vào đó cô khuyến khích họ đoàn kết lại để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

"Đưa ra một quyết định lớn như ly hôn có thể vội vã vào thời điểm này. Tại sao chúng ta không cố gắng duy trì mối quan hệ vợ chồng cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn", luật sư Eri Mizutan cho hay.

Nguồn: Mainichi, Japan Times, CNN

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
Đừng bỏ lỡ
Phụ nữ Nhật đòi ly hôn giữa dịch Covid-19 vì chồng ngáy to, lười nhác, chỉ biết ăn và dịch vụ "cứu vãn hôn nhân" giá 1 triệu/đêm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO