Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam (P2)

03/11/2015 20:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngành CNNDS Việt Nam có những lợi thế nổi bật về số lượng người dùng, hạ tầng viễn thông phát triển và sự thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường thế giới.

Cung cấp nội dung qua Internet

Như đã nêu ở phần trên, dịch vụ cung cấp nội dung được coi là một trong những lĩnh vực khởi đầu của ngành CNNDS, được xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của Internet Việt Nam. Các loại hình dịch vụ bao gồm: website, cổng thông tin điện tử; báo điện tử; thiết kế, tiếp thị, quảng cáo trên Internet; mua bán qua mạng Internet.

Một con số rất đáng chú ý là, trong báo cáo tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện truyền thông, nghe nhìn do Bộ TTTT tiến hành, tỷ lệ người dùng Internet vượt độc giả đọc báo, nghe đài và báo giấy để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại VN, với tỷ lệ 42%. Thông qua kết quả nghiên cứu cùng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy báo điện tử đang chiếm ưu thế sau khi vượt qua báo nói, báo hình và đặc biệt là báo in. Đại diện của Google đưa ra những thống kê cho thấy, người Việt Nam đang đứng thứ hai về thời gian sử dụng Internet so với các quốc gia trong khu vực (sau Thái Lan) với 26,2 giờ/tháng.

Người dùng Internet ngày càng trẻ. Độ tuổi truy cập Internet nhiều nhất là từ 25-35 tuổi và tỷ lệ người dùng Internet để tìm kiếm thông tin chiếm tới 94%. Năm 2013, tính trung bình có tới 62% người dùng sử dụng Internet trên 3h/ngày. Tỷ lệ điện thoại thông minh, thuê bao 3G liên tục tăng trưởng khoảng 20%, xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin về sản phẩm rất phổ biến (8/10 người tìm kiếm trên mạng thông tin về sản phẩm đắt tiền như xe hơi, đồ điện tử, di động)...

Thị trường xuất hiện rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ về web: thiết kế, xây dựng cổng thông tin điện tử (ePortal); thiết kế website; cập nhật, quản lý website; thiết kế quảng cáo trên mạng. Hầu hết các công ty này đều là doanh nghiêp nhỏ phục vụ khách hàng trực tiếp. Nhiều công ty chỉ có 3-4 nhân viên bao gồm: thiết kế, kỹ thuật và kinh doanh. Một số công ty nổi tiếng trong lĩnh vực này có : VDC, Inet (chuyên cung cấp tên miền); Tinh Vân,...

Phát triển nội dung cho điện thoại di động

Năm 2002, trung tâm CDIT (thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) tiên phong trong lĩnh vực này với dịch vụ dự đoán kết quả bóng đá World Cup. Đến nay, có hơn 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực này với các loại hình dịch vụ chính: tải nhạc chuông, logo, hình nền cho thiết bị di động; tin nhắn trúng thưởng; tin nhắn thông tin; tư vấn sức khoẻ, tư vấn an toàn giao thông,...

Ngày nay, các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) đóng vai trò quan trọng đối với nhà khai thác trong việc giữ khách hàng, giảm tỷ lệ rời dịch vụ cũng như tăng doanh thu ARPU của dịch vụ. Sự phát triển của Internet băng rộng cố định và di động đã mở ra kỷ nguyên hội tụ giữa viễn thông và truyền hình và các dịch vụ GTGT trên nền mạng viễn thông (OTT) đã cho phép người tiêu dùng được dễ dàng tiếp cận đến nhiều dịch vụ nội dung số như báo điện tử, chia sẻ phim ảnh. Sự lớn mạnh của nhiều mạng xã hội lớn thu hút hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới. Sự tiến bộ này đã làm thay đổi tỷ trọng doanh thu của các dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại cố định, thoại di động, tin nhắn SMS ngày càng suy giảm. Ngược lại, doanh thu mang lại từ các dịch vụ GTGT ngày càng trở nên quan trọng đối với nhà mạng. Đến nay, doanh thu của SMS/MMS vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất, trong đó 70% với các dịch vụ xổ số, tư vấn hay tương tác bình chọn, nhạc chờ, game và một vài nội dung trên nền 3G băng rộng. Tiếp sau là doanh thu của nhạc chuông chờ (RBT) và thứ 3 là App/Game [8]. Tuy nhiên, mảng SMS/ MMS đang ngày càng vào ngưỡng bão hòa và đó là điều khiến các công ty cung cấp nội dung nhỏ sử dụng nhiều cách "bất hợp pháp“ để kiếm tiền từ người sử dụng. Đây là lý do gây mất lòng tin lớn cho người dùng khiến cơ quan quản lý phải chấn chỉnh bằng cách thu hồi rất nhiều những đầu số của các doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng các quy định về kinh doanh nội dung số, tin nhắn rác.

Bất cập nhất trong loại hình dịch vụ này là sự phụ thuộc quá lớn của doanh nghiệp vào các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (Telco). Việt Nam hiện có 5 công ty viễn thông lớn: Vinaphone, Mobifone, Viettel, VietnamMobile, Gtel... Không thể phủ nhận rằng giai đoạn 2012 - 2015 sẽ là cao trào của các dịch vụ giá trị gia tăng nền di động, đồng nghĩa với việc sẽ phát sinh hàng chục nghìn tỉ đồng doanh thu từ các dịch vụ này. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ % mà các công ty cung cấp nội dung được hưởng là không nhiều, thậm chí nhiều dịch vụ không đủ để tái đầu tư và phát triển nội dung có chất lượng cao hơn, tốt hơn. Đã có rất nhiều tranh luận, bất đồng ý kiến giữa các công ty nội dung và các công ty viễn thông về vấn đề phân chia doanh thu. Tuy nhiên, đến nay, bài toán này vẫn chưa có cách giải thoả đáng.

Thư viện điện tử, Kho dữ liệu số

Tại Việt Nam, thư viện điện tử, kho dữ liệu số được xuất hiện cùng với các chương trình, chiến lược của ngành, quốc gia. Nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế, xây dựng, cập nhật, quản lý nội dung cho các kho dữ liệu số. Một số dự án rất nổi bật được trao nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như Hệ cơ sở dữ liệu chuyên ngành Dân số Việt Nam (giải thưởng CNTT xuất sắc ASEAN 2010, Ứng dụng CNTT xuất sắc khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2011) [9]. Những dự án khác về cơ sở dữ liệu KTXH của Bộ KHĐT; tài nguyên đất của Bộ TNMT; CSDL cán bộ công chức của Bộ Nội vụ; Luật của Văn phòng Quốc hội đã bước đầu cung cấp dữ liệu và đem lại nhiều giá trị lớn.

Bên cạnh đó, đã có rất nhiều kho dữ liệu: kho dữ liệu tra cứu văn bản pháp luật; kho dữ liệu về các tài liệu nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng; nhiều website lưu trữ dữ liệu như: thư viện Đề thi & Kiểm tra: dethi.violet.vn; tra cứu tài liệu số của thư viện Quốc gia: dlib.nlv.gov.vn... và rất nhiều những thư viện chia sẻ tài liệu, luận văn, biểu mẫu,... Hầu hết những website này đều của các công ty tư nhân, thậm chí của một vài cá nhân xây dựng nên số lượng tài liệu rất hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu tìm tài liệu tra cứu để làm luận án, luận văn đại học. Việc chia sẻ tài liệu này dựa trên hình thức nộp phí qua ngân hàng hoặc thẻ điện thoại. Nhìn chung, những website đó chưa thể gọi là thư viện số hay kho dữ liệu số do dữ liệu thông tin quá ít, giá trị không cao và chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin rộng lớn của người dùng. 

Phimsố,đa phương tiện số

Truyền thông đa phương tiện có khả năng thể hiện nội dung thông tin rất phong phú. Hiện nay, gần như tất cả các website thông tin đều tích hợp thêm tính năng nghe nhạc, xem phim (clip) với các hình ảnh sống động. Truyền hình Internet phát triển nhanh chóng từ các nhà cung cấp chính thống như VTV, VTC, VASC, FPT Telecom,.. đến các website lấy lại chương trình như: http://tvtructuyen.net/; http://www. xemtruyenhinh.net/;... Việc kết hợp giữa truyền hình số và viễn thông đã giúp cung cấp các dịch vụ truyền hình ngay trên điện thoại di động. Các sản phẩm của VTV Plus; TIVImobilevn; TIVIvinaphone,... đang giúpngườidùngcó thể xem các chương trình     truyền hìnhmọinơi,mọi lúc miễn là có sóng điện    thoại. Tuy nhiên, cũng giống như rất nhiều loại sản phẩm khác của nội dung số, vi phạm bản quyền nội dung số hiện nay cũng là vấn đề lớn cản trở sự phát triển của lĩnh vực này. Thông tin, clip, bản nhạc rất dễ bị sao chép và lan truyền theo tốc độ, sự mở rộng của Internet. Việc phát hiện vi phạm này không khó nhưng để xử lý, thực thi pháp luật lại không dễ dàng. Chính vì vậy, năm 2013, Hội Truyền thông số đã thành lập Trung tâm bản quyền số và bước đầu đang có những hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu được những thiệt hại trong vấn đề bản quyền.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Ngành CNNDS Việt Nam có những lợi thế nổi bật về số lượng người dùng, hạ tầng viễn thông phát triển và sự thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường thế giới. Tuy vậy, ngành CNNDS Việt Nam chưa có một số sản phẩm cạnh tranh nổi bật mà đầu tư thiếu trọng tâm, không định hướng. Nguyên nhân một phần bởi ít nguồn thông tin về ngành để giúp các doanh nghiệp xác định chiến lược, mục tiêu phát triển cho từng năm hoặc dài hạn. Thông tin chính thống và nhiều nhất chỉ nằm trong 02 trang Sách trắng CNTT hàng năm do Bộ TTTT phát hành. Những số liệu này chỉ phản ánh về doanh thu, số lượng lao động, mức lương bình quân... mà chưa phản ánh đầy đủ, chi tiết về CNNDS Việt Nam. Các cuộc điều tra, khảo sát vẫn mang tính cục bộ, không thường xuyên và thiếu tính hệ thống. Vì vậy, kết quả không phản ánh toàn diện về CNNDS, cũng như chưa được lưu trữ thành một hệ thống nhất quán. Mặt khác, việc tiếp cận thông tin về kết quả các cuộc khảo sát điều tra đối với những doanh nghiệp quan tâm còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó NDS là ngành CN mà sự cạnh tranh là không biên giới do sự xâm nhập thị trường dễ dàng và nhanh chóng của các doanh nghiệp lớn thông qua mạng Internet, các doanh nghiệp Việt nam đang gặp phải sự cạnh tranh quá lớn và không cân sức. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về ngành CNNDS tại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp ra được các quyết định phù hợp về đầu tư, phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, với sự thiếu và yếu của nguồn nhân lực hiện nay, cả Nhà nước và doanh nghiệp phải tham gia vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực quan trọng nhất trong ngành Công nghiệp này.

Tài liệu tham khảo

[1].YOUNG-A IM, New Growth Engine Digital Contents Industry Promotion Polcy, Ministry of Information and Communication, Korea, 2004.
[2].GAO, F., A legal framework for the devebpment of the content industry in the people's republic of China, in Copyright law, digital content and the Internet in the Asia-Pacifb, Sydney University Press, 2008.
[3].http://vnnic.vn.
[4].http://ictnews.vn/game/doanh-thu-game-mobile-viet-nam- khoang-500-ty-dong-nam-116857.ict.
[5].TS. NGUYỄN THANH TUYÊN, Hện trạng và định hướng chính sách công nghệp CNTT Việt Nam 2013, Bộ Thông tin và Truyền thông, 2013.
[6].http://vtown.vn/articles/thi-truong- game-truc-tuyen-tai-viet-nam.html.
[7]. http://rn.ictnews.vn/intemet/zing- vn-dung-thu-190-trong-top-1-000- website-the-gioi-27976.ict.
[8].Công ty VMG, Báo cáo Đại hội cổ đông, 2014.

Đinh Thị Hồng Duyên

(TCTTTT Kỳ 2/7/2014)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp nội dung số ở Việt Nam (P2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO