Quảng Ninh mở 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số trong năm 2021

M.T| 24/02/2021 11:04
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong 127 lớp đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức, viên chức sẽ được Quảng Ninh tổ chức năm nay, có 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Quảng Ninh mở 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số trong năm 2021 - Ảnh 1.

Theo kế hoạch, năm nay, sẽ có khoảng 500 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan nhà nước tại Quảng Ninh được bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao nhận thức chuyển đổi số. (Ảnh: quangninh.gov.vn)

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Ninh năm 2021 nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2020 – 2025 và những nhiệm kỳ tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Kế hoạch cũng hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và thời kỳ đẩy mạnh đổi mới, phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ của đất nước, của tỉnh Quảng Ninh hiện nay và thời gian tới.

Cũng theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, năm 2021, Quảng Ninh sẽ chi 30 tỷ đồng để tổ chức 127 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho gần 9.100 cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Nằm trong nhóm các lớp đào tạo, bồi dưỡng được đề nghị mở mới trong năm 2021, các lớp bồi dưỡng kỹ năng nâng cao nhận thức về chuyển đổi số dự kiến sẽ kéo dài 4 ngày/lớp. Sở TT&TT Quảng Ninh là đơn vị chủ trì tổ chức, với đối tượng học viên là cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, tổ chức và địa phương trong tỉnh.

Việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước tại Quảng Ninh cũng là một trong những hoạt động để triển khai nhiệm vụ của Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 749 ngày 3/6/2020.

Trong trao đổi tại tọa đàm “Làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại Việt Nam?” - một hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn CNTT-TT Việt Nam 2020được tổ chức giữa tháng 12/2020, Giám đốc Sở TT&TT Lê Ngọc Hân cho biết, bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức, Quảng Ninh đã tham mưu tỉnh đưa chương trình đào tạo chuyển đổi số trở thành chương trình đào tạo có tính chất thường xuyên, hàng năm với cán bộ, công chức, viên chức.

Quảng Ninh hàng năm đều dành một nguồn quỹ để đào tạo. Tất cả cán bộ từ cấp thôn, bản, xã, phường hàng năm đều được tỉnh triệu tập đào tạo để nắm bắt được các chủ trương, chính sách, đường lối, kế hoạch, chiến lược phát triển mới.“Chúng tôi tham mưu đưa chuyển đổi số trở thành một trong những học phần nằm trong chương trình đào tạo chung dành cho các cán bộ từ cấp thôn, bản, xã, phường cho đến huyện, thị. Đây sẽ là chương trình có tính chất bắt buộc”, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh Lê Ngọc Hân chia sẻ.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã đưa xây dựng Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh là 1 trong 15 Chương trình, Đề án trọng tâm của nhiệm kỳ 2020 – 2025.Theo báo cáo của Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh về tình hình triển khai Quyết định 749 ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Quảng Ninh đang tập trung vào xây dựng Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đặt ra là phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số trong các ngành, địa phương, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số; tận dụng có hiệu quả cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh tạo nền tảng vững chắc cho Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại.

Sở TT&TT cũng cho hay, việc xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh là đề án lớn, có tác động lớn đến mọi mặt của xã hội từ sản xuất kinh doanh, giao tiếp xã hội, điều hành của chính quyền… Tuy nhiên, tỉnh đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ công cuộc chuyển số toàn diện từ các chuyên gia xây dựng cơ chế, chính sách đến những chuyên gia hàng đầu về công nghệ.

Phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số là nền tảng quan trọng, góp phần đảm bảo tiến trình chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhanh, hiệu quả và bền vững. Bộ TT&TT đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bộ trong năm 2021 là hoàn thiện môi trường pháp lý cho Chính phủ số, trong đó có việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo dự thảo Đề án này, các mục tiêu cần đạt được đến năm 2025 gồm có: 80% bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, công nghệ số, kinh tế số, xã hội số; đào tạo được 1.000 chuyên gia làm lực lượng nòng cốt chuyển đổi số trên toàn quốc; 80% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng được Mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã…


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh mở 10 lớp bồi dưỡng kỹ năng chuyển đổi số trong năm 2021
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO