Quốc tế bảo vệ Việt Nam trên hải phận Biển Đông

Yên Viên| 15/08/2020 17:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam, một dân tộc với truyền thống văn hóa yêu hòa mình, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó luôn thực hiện tốt vấn đề chủ quyền hải phận trên Biển Đông.

Tuy nhiên thời gian qua, chủ quyền về hải phận vùng biển của Việt Nam luôn bị xâm phạm... Việt Nam đã lên tiếng phản đối, giải quyết các tranh chấp phi lý đó thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình trên luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Trước vấn đề này, cộng đồng, bạn bè quốc tế, các nước trong khối ASEAN đều thấy được những điều vô lý đó, cùng nhau lên tiếng bảo vệ Việt Nam, gửi tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý xâm phạm trên hải phận chủ quyền của Việt Nam. 

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế, mong muốn tất cả các nước, bao gồm các nước đối tác của ASEAN, chung nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông.

Đánh tráo khái niệm

Đầu tháng 8 vừa qua, một sự kiện phi lý được dư luận trong nước, quốc tế phản ánh, lên án, khi một tờ báo South China Morning Post của Trung Quốc, đã có bài viết sử dụng từ để thay đổi thuật ngữ trong một quy định hàng hải của nước này nhằm định nghĩa lại vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Thay vì coi là khu vực hàng hải "xa bờ" như trước đây, vùng biển này nay được gọi là "gần bờ". Chính sự thay đổi thuật ngữ này đã thể hiện thông điệp của Trung Quốc khi tự cho mình cái quyền phát huy hiệu lực từ ngày 1-8-2020. (1)

Việt Nam không chấp nhận điều phi lý đó, bởi Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam có đủ những bằng chứng pháp lý để chứng minh chủ quyền, hải phận của Hoàng Sa là của Việt Nam. Sự đánh tráo khái niệm "trắng trợn" đó thực sự là một hành động thiếu căn cứ pháp lý về một khu vực hàng hải biển Đông.

Quốc tế bảo vệ Việt Nam, bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hải phận Biển Đông - Ảnh 1.

Bảo vệ biển đảo quê hương - là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng trong mỗi người con Việt Nam

Như vậy, khái niệm thuật ngữ mới về địa dư chỉ sự "gần bờ" sẽ khiến dư luận nhầm hiểu rằng vùng biển này là của Trung Quốc, đồng nghĩa với việc Hoàng Sa của Việt Nam sẽ trở thành của Trung Quốc. Điều này sẽ là không thể! không bao giờ xảy ra! Khi dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam đồng lòng bảo vệ, bạn bè quốc tế, khu vực ủng hộ, bảo vệ, bởi Việt Nam luôn là một nước tôn trọng hòa bình, một quốc gia luôn thực hiện, đảm bảo phát triển trên những mục tiêu chính nghĩa, cao thượng.

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật phát quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982.

Theo đó, ở giai đoạn lịch sử phong kiến, triều Nguyễn đã đưa người ra định cư, khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1816, vua Gia Long chính thức thiết lập chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo này. Trong "Đại Nam thống nhất toàn đồ", bản vẽ năm 1838 của triều Nguyễn đã thể hiện hai quần đảo này với tên gọi là Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa. (2)

Năm 1920, chính quyền thực dân Pháp, với tư cách là nhà nước bảo hộ Đông Dương đã có văn bản tuyên bố chủ quyền và được hiện diện liên tục trong suốt thời gian đô hộ sau đó với cả hai quần đảo nói trên. Năm 1954, theo Hiệp định Geneve, hai quần đảo ở phía Nam vĩ tuyến 17 nên thuộc sự kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. (2)

Tháng 4-1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đưa quân ra tiếp quản Hoàng Sa, lúc đó hai hòn đảo lớn nhất của Hoàng Sa là Phú Lâm và Linh Côn đã bị "Quân Giải phóng Trung Quốc thừa cơ chiếm mất". Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nắm quyền cai quản 4 đảo chính còn lại, gồm: Cam Tuyền, Quang Hòa Đông, Duy Mộng và Pattle. Riêng trên đảo Pattle, Việt Nam còn có 1 đài khí tượng thuộc hệ thống khí tượng quốc tế… (2)

Với những căn cứ khoa học, bằng chứng pháp lý rõ ràng đó, khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo nằm trong lãnh hải Việt Nam. Đó là một chân lý, cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch luôn cần được tôn trọng.

Hành vi, việc làm trái phép trên chủ quyền lãnh hải Việt Nam

Có thể nói những việc làm trái phép xâm phạm lãnh hải nhất là trong những năm gần đây đã được cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối. Nhiều quốc gia như: Mỹ, Malaysia, Australia,…. đã đưa ra các tuyên bố bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tại cuộc họp Tham vấn cấp Bộ trưởng Mỹ - Australia lần thứ 30 tại Thủ đô Washington (Mỹ) hôm 28/7, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước đã ra tuyên bố chung khẳng định những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông không có giá trị theo luật pháp quốc tế. Trung Quốc không thể đưa ra các yêu sách hàng hải trên Biển Đông dựa trên "Đường 9 đoạn", "quyền lịch sử" hoặc toàn bộ các nhóm đảo trên Biển Đông bởi không phù hợp với UNCLOS.

Liên quan vấn đề tập trận phi pháp tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, việc tiến hành tập trận quân sự của Trung Quốc quanh quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông là hành động đi ngược với cam kết không quân sự hóa Biển Đông cũng như tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, được đảm bảo về chủ quyền, không bị ép buộc và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế. (1)

Phái đoàn thường trực Malaysia tại Liên hợp quốc, cuối tháng 7/2020, đã gửi công hàm tới Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó khẳng định Chính phủ Malaysia bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán khác đối với vùng lãnh hải thuộc Biển Đông được bao phủ trong phạm vi của cái gọi là "Đường 9 đoạn" vì các tuyên bố này trái với UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý khi vượt quá giới hạn địa lý và các quyền hàng hải của Trung Quốc theo quy định của UNCLOS.

Tài liệu tham khảo

(1).https://anninhthudo.vn/trung-quoc-tiep-tuc-leo-thang-thuc-hien-muu-do-kiem-soat-bien-dong-post440710.antd

(2).http://w.w.w.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=24&macmp=24&mabb=16460

(3).https://thanhnien.vn/thoi-su/45-nam-trung-quoc-cuong-chiem-hoang-sa-cua-viet-nam-muu-do-doc-chiem-bien-dong-1044230.html

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam - Khẳng định thương hiệu quốc gia
    Trên hành trình dài của mình, thương hiệu Bưu điện Việt Nam (BĐVN) khẳng định vai trò là một doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bưu chính, trở thành biểu tượng tin cậy của khách hàng, người dân và xã hội và được sự công nhận của Chính phủ và chính quyền các cấp.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
Đừng bỏ lỡ
Quốc tế bảo vệ Việt Nam trên hải phận Biển Đông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO