Sản phẩm CNTT thương hiệu Việt và khả năng cạnh tranh quốc tế

NB| 14/12/2015 21:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) thương hiệu Việt trên thị trường khá đa dạng, phục vụ nhiều đối tượng, bao gồm cả khối cơ quan Nhà nước lẫn các doanh nghiệp.

Với những chủ trương hỗ trợ hàng Việt, chínhphủ đã có nhiều nghị quyết và thông tư nhằm ưu tiên hàng Việt, trong đó có cácsản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Các sản phẩm dịch vụ CNTT thương hiệuViệt có lợi thế là ngay từ khi thiết kế ban đầu đã được “nhắm đích” phục vụ thịtrường trong nước, do đó đã có sự nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tế của ngườisử dụng cũng như các quy định quản lý của Nhà nước. Việc cập nhật sản phẩm theocác quy định, quy trình quản lý… được tiến hành thường xuyên và thuận lợi hơnso với các sản phẩm cùng loại do đối tác nước ngoài cung cấp. Nhiều sản phẩmCNTT được đưa vào cuộc sống, nhận được sự đánh giá cao của người dùng như thiếtkế trò chơi trực tuyến, phần mềm tiện ích trong giảng dạy, y tế…

Trên thị trường CNTT-TT Việt Nam, các mảng phầncứng, phần mềm, dịch vụ CNTT… đều đã có “hàng Việt”. Chẳng hạn ở mảng phần cứng,các máy tính thương hiệu Việt như FPT Elead, CMS, Mekong Xanh, VTB… đã một thờiđược kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới và những “bước nhảy vọt” cho sự nghiệpphát triển CNTT-TT nước nhà. Hoặc ở mảng phần mềm, những “cái tên” như Hài Hòa,MISA, BKAV… cũng liên tục “cống hiến” các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng củacộng đồng doanh nghiệp (DN) và xã hội.

Hiện nay, đa số sản phẩm phần cứng được mua làmáy tính để bàn do các công ty trong nước sản xuất như FPT Elead, CMS, VTB...Hay các phần mềm phổ biến như phần mềm kế toán, Antivirus (BKAV, CMC...), quảntrị, website, phần mềm quản lý bệnh viện, một cửa điện tử... cũng đều sử dụngcác sản phẩm do DN trong nước cung cấp. Đa số các sản phẩm, dịch vụ sử dụngthương hiệu nước ngoài là do Việt Nam chưa sản xuất được như máy chủ, tường lửacứng, các thiết bị chuyển mạch... Hay các phần mềm an ninh, các hệ điều hànhmáy tính...

Doanh nghiệp CNTT Việt Nam đủ khả năng cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

Sosánh với các nước trong khu vực, GDP của Việt Nam ở khu vực ASEAN thuaSingapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, … chỉ cao hơn Campuchia vàMyanmar. Chi tiêu cho CNTT của Việt Nam cũng thấp hơn các nước rất nhiều. Ông Đỗ Cao Bảo - Chủ tịch Công ty Cổ phầnHệ thống Thông tin FPT (FPTIS) - cho biết: Ở Singapore có 5 triệu dân nhưng riêng CNTT thị trường của họkhoảng 80 tỷ USD, trừ xuất khẩu nước ngoài thì còn trong nước 19 tỷ. Việt Namchúng ta có tổng doanh thu khoảng 28 tỷ, nhưng trừ hết doanh thu của Samsung,Intel, Canon, Fujitsu,... thì trong nước chỉ còn khoảng từ 4 đến 5 tỷ USD thôi.90 triệu dân mà thị trường chỉ bằng 1/4 của nước có 5 triệu dân là Singapore, bằngmột nửa các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

CácDN CNTT Việt Nam thường là các DN nhỏ. Nhưng FPT là công ty CNTT đứng số 1 hoặcđồng số 1 ở khu vực ASEAN. Công ty lớn nhất của Malaysia doanh số khoảng 120 -150 triệu USD. Các DN của Indonesia, Thái Lan, Philippines cũng cỡ như vậy. FPTđã đạt doanh số 1,3 tỷ USD, riêng FPT IS đã trên 200 triệu USD, lớn hơn các DNlớn của Indonesia, Thái Lan, Philippines. Các DN CNTT ở Brunei, Myanmar,Campuchia còn nhỏ hơn nhiều. Xét về tầm cỡ DN thì FPT chỉ thua duy nhất một DNcủa Singapore cũng có doanh số hơn 1 tỷ USD.

Mặcdù số lượng DN CNTT của các nước trong khu vực có mức doanh thu  đạt 120 - 150 triệu USD nhiều hơn của ViệtNam nhưng rõ ràng, các DN Việt Nam cũng không thua kém nhiều, đặc biệt là  vẫn có DN CNTT Việt Nam nằm trong số DN CNTThàng đầu của khu vực

Đã cạnh tranh thànhcông

Từthực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT IS cho thấy giải pháp phần mềm ứngdụng và dịch vụ CNTT Việt Nam không chỉ cung cấp ở trong nước mà đang từng bướcchiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

Có2 làn sóng xuất khẩu về CNTT: Làn sóng thứ nhất cách đây 15 năm, Việt Nam xuấtkhẩu phần mềm gia công software outsourcing và sau này là BPO,.. Lĩnh vực đó đãlàm nhiều năm và có những thành công nhất định, mang lại giá trị nhất định. Vídụ FSoft, năm 2013, đạt doanh thu 100 triệu USD.

Lànsóng thứ 2 là xuất khẩu giải pháp phần mềm, dịch vụ, mang trí tuệ Việt, thươnghiệu Việt, bản quyền của người Việt, do người Việt phát triển xuất ra nướcngoài. Làn sóng này bắt đầu hình thành trong vòng 2 năm nay.

FPTIS làm phần mềm viễn thông, phần mềm quản lý mạng lưới, chăm sóc khách hàng. Giảipháp này đã triển khai cho Viettel, VMS, VinaPhone, GTEL, Vietnam Mobile,... hầunhư tất cả các mạng viễn thông Việt Nam đều dùng phần mềm của FPT IS. Rất nhiềulần các hãng nước ngoài từ Trung Quốc, châu Âu, Mỹ,.. muốn đưa vào như nhưngkhông cạnh tranh được với FPT IS.

Phầnmềm nữa mà FPT IS phát triển thành công là core banking và đã triển khai chokhoảng 25 ngân hàng ở Việt Nam, Lào, Campuchia, và mới nhất là 1 ngân hàng ởMyanmar. Phần mềm này đang nâng cấp phiên bản mới và sẽ tiếp tục triển khai ởMyanmar.

“Sau khi chúng tôi làmphần mềm thuế trên nền SAP cho Việt Nam, cơ hội đã mở ra rất nhiều. Chúng tôiđã dự thầu liên doanh với tư cách làm thầu phụ ở nước khác thuộc ASEAN. ôngĐỗ Cao Bảo cho biết.

Mộtsản phẩm khác là phần mềm cấp phát ngân sách quản lý thu, FPT IS cùng với IBMlàm cho Bộ Tài chính, triển khai thành công. Ngay đầu năm 2014, FPT IS mang phầnmềm này đi đấu thầu và đã thắngthầu Dự án“Cung cấp và triển khai Hệ thống thông tin quản lý Tài chính cho Kho bạcNhà nước - Chính phủ Hoàng gia Campuchiacógiá trị gần 10 triệu USD. Giải pháp này có nhiều cơ hội cung cấp tại các nước khu vực ASEAN và châuPhi. Một số nước ở Mỹ La tinh cũng đã liên lạc với FPT IS để tìm hiểu về phần mềmnày.

Đặc biệt, giải pháp quản lý kho tiền ngân khố quốc gia, FPTIS đã phát triển cho ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên nền SAP. Sau đó đã cóngân hàng quốc gia một nước ở ASEAN đã đấu thầu hệ thống tương tự và yêu cầu phảicó kinh nghiệm ít nhất 1 dự án tương tự. Khi FPT IS tìm hiểu thì thấy trong cácnước ASEAN, chưa thấy nước nào làm giải pháp quản lý kho tiền quốc gia. FPT ISgần như là công ty duy nhất ở ASEAN có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Trong lĩnhvực ERP, FPT IS sắp sửa ký với 1 DN ở ASEAN dự án trị giá khoảng 1 triệu USD.

Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưng thực tế từ FPT IS chothấy, đầu tiên, muốn ra ngoài được thì phải có năng lực cốt lõi, giải pháp, dịchvụ phải đạt chất lượng khách hàng mong muốn. Ông Bảo nhận xét: “Không phải tất cả những gì chúng tôi làm đềuđạt, nhưng có những lĩnh vực chúng tôi ra được là thuế, tài chính công, cấpphát ngân sách, kho bạc, hải quan, quản lý kho quỹ, viễn thông, quản lý bệnh viện,dịch vụ CNTT, cài đặt, thiết kế, lắp đặt mạng và dịch vụ bảo mật. Hiện 75%chuyên gia giỏi của chúng tôi đang nằm ở nước ngoài. Thứ mà DN CNTT trong nướcthiếu là nguồn lực và kinh nghiệm. Nhưng cái gì làm tốt ở Việt Nam thì có thểlàm tốt ở nước ngoài, theo chuẩn quốc tế. Cái nào không tốt ở trong nước thìkhông ra nước ngoài được”.

Nhưng muốn làm tốt ở Việt Nam thì cần sự tin cậy giao việc,giao hợp đồng của cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ, ngành và các khách hàng. Ông Bảođề nghị: “Mong rằng cứ tin chúng tôi,giao cho chúng tôi đi. Với giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT thì chúng tôi camkết làm được”.

Mong muốn của ông Đỗ Cao Bảo cũng là mong muốn chung củagiới CNTT trong nước. Tin tưởng và giao việc cho các DN CNTT trong nước vẫn cónhững sản phẩm dịch vụ tốt đồng thời tiếp sức mạnh, ý chí, khát vọng cho các DNnày vững bước để vươn ra nước ngoài.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Sản phẩm CNTT thương hiệu Việt và khả năng cạnh tranh quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO