Seoul và chiến lược blockchain táo bạo thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới

TH| 15/02/2019 15:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Thành phố Seoul, Hàn Quốc đang đẩy mạnh triển khai công nghệ blockchain để thiết lập một hệ thống tin cậy nhằm khôi phục thị trường xe hơi đã qua sử dụng, đồng thời giúp nhân viên bán hàng quản lý tốt hơn việc chuyển nhượng, lịch sử tai nạn, tình trạng xe…

Chiến lược blockchain táo bạo của Seoul

Thị trưởng thành phố Seoul Park Won-Soon đã công bố dự án có tên là “Blockchain City of Seoul” bao trùm 14 dịch vụ công cộng trong 5 lĩnh vực, với tổng ngân sách là 123,3 tỉ Won (khoảng 108 triệu USD) vào tháng 10/2018. Dự án này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp blockchain, được coi là cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trên nhiều lĩnh vực của thành phố.

Hãng nghiên cứu thị trường Gartner dự báo thị trường blockchain thế giới sẽ mở rộng và đạt 3,16 nghìn tỷ USD vào năm 2030, bởi vậy có một sự cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu nhằm dẫn đầu thị trường blockchain.

Tháng 2/2018, Blockchain Center, một trong những trung tâm quốc tế đầu tiên về giáo dục và phát triển công nghệ blockchain ở châu Âu, đã ra đời tại Vilnius, Lithuania. Trong khi đó, Thụy Sĩ cũng đã chuẩn bị và soạn thảo các hướng dẫn ngành công nghiệp blockchain, còn Trung Quốc lại mạnh tay chi cho quỹ khởi nghiệp blockchain lớn nhất thế giới (khoảng 1,6 tỷ USD).

Ông Park Won-Soon cho biết: “Blockchain là một công nghệ tiên tiến, có tiềm năng mang lại sự thay đổi cơ bản cho xã hội. Blockchain thu hút sự chú ý của thế giới như một nguồn nhiên liệu cho sự tăng trưởng sáng tạo mà có thể thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của thành phố”.

Theo kế hoạch, Seoul đã cam kết một quỹ công - tư 100 tỷ won - gần 88,56 triệu USD - để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp của thành phố, các trung tâm nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực blockchain. Chính quyền thành phố Seoul sẽ thúc đẩy hệ sinh thái ngành công nghiệp blockchain thông qua 5 năm đầu tư tập trung. Cụ thể, ngay từ cuối năm 2018, 14 dịch vụ hành chính đã bắt đầu triển khai công nghệ blockchain theo nhiều bước khác nhau để cải tổ các dịch vụ công mà kết nối trực tiếp với cuộc sống của người dân dân.

Theo đó, Seoul sẽ được phát triển từ một thành phố chính phủ điện tử thành một thành phố thông minh với nền tảng blockchain.

Seoul với ngành CNTT tiên tiến có sức mạnh để trở thành thành phố dẫn đầu thế giới về ngành công nghiệp và công nghệ blockchain. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp blockchain để chuyển đổi Seoul thành một thành phố blockchain quốc tế”, ông Park Won-Soon cho biết thêm.

Seoul sẽ xây dựng hai khu phức hợp mới trong Công viên Đổi mới số Gaepo và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp Seoul Mapo cho 200 công ty và các doanh nghiệp khởi nghiệp để thúc đẩy hệ sinh thái blockchain.

Bà Ko Kyung-hee, Giám đốc Văn phòng hoạch định Thông tin, Chính quyền Thành phố Seoul cho hay: "Chúng tôi có một kế hoạch ba năm để tạo ra các khu phức hợp blockchain, nơi những người có chuyên môn về blockchain có thể sáng tạo những ý tưởng của họ,  Một phần trong kế hoạch này sẽ bao gồm một chương trình đào tạo 4 năm cho nhân tài blockchain. Các khóa học sẽ bao gồm từ giới thiệu đến chuyên sâu và chuyên nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực liên quan như tài chính và phần mềm. Seoul muốn đào tạo hơn 700 nhân sự trong lĩnh vực này".

Đẩy mạnh ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực

Theo bà Ko Kyung-hee, ba lợi ích chính của blockchain là tính minh bạch, độ tin cậy và hiệu quả. Tuy nhiên, không thể áp dụng công nghệ blockchain vào tất cả các dịch vụ quản trị của thành phố cùng một lúc, nhưng chính quyền thành phố sẽ bắt đầu với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dần dần triển khai nó trong các dịch vụ khác. Nhờ đó, ngay cả quy trình nộp hồ sơ, giấy tờ của công dân sẽ được thực hiện dễ dàng hơn nhiều.

Nếu bạn muốn nhận được hỗ trợ từ chính quyền thành phố thì bạn cần phải thu thập rất nhiều tài liệu từ các phòng/ ban khác nhau của thành phố, ngay cả khi ứng dụng là trực tuyến, bạn vẫn phải bắt đầu lại từ đầu. Nhưng nếu các bộ phận hành chính đó có thể chia sẻ tất cả thông tin đó một cách an toàn thì nó sẽ rất thuận tiện cho người dùng. Chúng tôi sẽ cung cấp một dịch vụ một cửa”, bà Ko Kyung-hee cho biết thêm.

Blockchain cũng sẽ được tích hợp vào nền tảng bỏ phiếu trực tuyến của Seoul, "m-Voting”, cho phép người dân bỏ phiếu cho các đề xuất của chính phủ và đưa ra ý kiến ​​của riêng họ. Thành phố cho biết công nghệ mới sẽ ngăn chặn sai sót trong các quy trình bỏ phiếu.

Chính quyền thành phố Seoul cũng sẽ sử dụng công nghệ này để bảo vệ những người lao động bán thời gian không có hợp đồng lao động hoặc không được bảo hiểm việc làm. Những công nhân này sẽ có thể đăng ký thông qua một ứng dụng blockchain sẽ được phát triển như là một phần của kế hoạch. Sau đó, các tổ chức phúc lợi lao động và các công ty bảo hiểm, tham gia như các nút hoạt động, có thể chia sẻ thông tin của công nhân qua một mạng lưới phân phối và quyết định các kế hoạch bảo hiểm.

Để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân, Seoul sẽ cung cấp các dịch vụ hành chính của mình dưới dạng thử nghiệm và điều hành Hội đồng tư vấn chính sách Blockchain, hoặc thinktank, gồm các chuyên gia để tăng cường thực thi tại chỗ.

Kế hoạch này được đưa ra chỉ sau vài tháng sau khi ông Park Won-Soon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí Thị trưởng Seoul vào tháng 6/2018. “Không có nghi ngờ gì về blockchain là công nghệ cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, điều này sẽ định hình cho ngành công nghiệp CNTT trong tương lai. Tôi sẽ nỗ lực để giúp Seoul trở thành trung tâm của một hệ sinh thái ngành công nghiệp blockchain”, Thị trưởng thành phố Seoul Park Won-Soon đã khẳng định.

Thị trưởng Park, người đã ủng hộ mạnh mẽ công nghệ sổ cái số cho các dịch vụ công và chính phủ, cũng đã đến thăm Zug, thung lũng Cypto, một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo blockchain của Thụy Sĩ, đi thăm các công trình liên quant ại đây, gặp gỡ với thị trưởng và bản thảo các cách thức để hai thành phố có thể hợp tác hơn nữa về sáng tạo số.

Bà Ko Kyung-hee cho biết trọng tâm của Thị trưởng Seoul chính là “công dân, công dân và công dân”. Rất nhiều dự án được phát triển và khởi xướng từ suy nghĩ đó của ông ấy”. Trên thực tế, chính các công dân sẽ là người đánh giá liệu sự đặt cược của Thị trưởng Park vào blockchain có được đền đáp hay không.

Nỗ lực blockchain của Seoul cũng phù hợp với lộ trình của chiến lược phát triển công nghệ blockchain do Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc công bố vào tháng 6/2018.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
Seoul và chiến lược blockchain táo bạo thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO