Tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc để "được nhìn thấy con lớn mỗi ngày"

L.T| 10/05/2020 20:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Ở một đất nước khác, có một bà mẹ Việt vẫn hàng ngày kiên nhẫn dạy 2 con gái nói tiếng Việt, đọc tiếng Việt để đi đâu con cũng có thể tự hào mà nói rằng: “Con là cô bé gốc Việt và con có thể nói được mẹ đẻ”.

Vài năm trước, cư dân mạng Việt Nam bỗng “sục sôi” vì độ dễ thương và đáng yêu của một em bé lai Tây nói tiếng Việt siêu đỉnh dù không sống ở Việt Nam. Đó chính là cô bé mang hai dòng máu Việt Nam - Thụy Sĩ tên Camilla ThyThy. Chỉ sau một clip ThyThy nói tiếng Việt thành thạo với giọng lai lơ lớ dễ thương được mẹ chia sẻ lên mạng khi bé 4 tuổi thì cái tên Camilla ThyThy bỗng trở nên “nổi như cồn”, thu hút sự quan tâm, yêu mến của rất nhiều người. Kể từ đó, bất kỳ clip nào mẹ bé chia sẻ lên mạng cũng nhận được vô vàn lời trầm trồ, khen ngợi của cư dân mạng.

Bé ThyThy hồi còn nhỏ.

ThyThy (năm 4 tuổi) kể chuyện đi học ở trường và đọc thơ bằng tiếng Việt - Nguồn: Roggerofamily.

Sau đó, em gái của Camilla ThyThy, bé Annalisa LyLy cũng nhận được sự yêu mến của nhiều người không chỉ bởi nét đáng yêu, hồn nhiên, thông minh mà còn vì khả năng nói tiếng mẹ đẻ cực đỉnh.

Bé LyLy vô cùng đáng yêu và thông minh.

Bé LyLy cover ca khúc Em gái mưa "gây sốt" cộng đồng mạng.

Điều đặc biệt hơn cả, cư dân mạng không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ trước tài năng của 2 cô bé này mà còn rất quan tâm tới mẹ của chúng – người đã luôn kiên trì truyền cho 2 con gái nhỏ niềm yêu thích tiếng Việt trên đất nước Thụy Sỹ.

Đó chính là bà mẹ người Việt tên Hoàng Ngọc Đồng An, mẹ của hai "hot kid" Camilla ThyThy và Annalisa LyLy. Cả hai cô bé đều nói tiếng Việt rất giỏi, thậm chí là còn nói được giọng Huế, quê hương của mẹ An. 

Hiểu được tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ giúp gắn kết tình cảm mẹ con, ông bà với các cháu, và đặc biệt là để con không quên đi gốc rễ, nguồn cội của mình nên ngay từ khi mang bầu bé ThyThy, chị Đồng An đã quyết tâm dạy con nói bằng được tiếng Việt để đi đâu con cũng có thể tự hào mà nói rằng: “Con là cô bé gốc Việt và con có thể nói được mẹ đẻ”.

Nhờ những clip vui nhộn của các con, những chia sẻ chân thành về kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm dạy con, tài khoản mạng xã hội của chị An đã thu hút tới gần 90.000 lượt theo dõi. 

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Cả 2 bé Bé Camilla Thy Thy và Annalisa LyLy đều sở hữu vẻ đẹp lai đầy cuốn hút.

Nhân Ngày của Mẹ, cùng lắng nghe những chia sẻ của chị Đồng An về những tháng ngày làm mẹ vất vả cực nhọc nhưng hạnh phúc vô cùng...

Chào chị Đồng An, chị gặp ông xã như thế nào và điều gì khiến chị quyết định rời Việt Nam để theo chồng sang định cư hẳn ở Thụy Sỹ?

Chào bạn, rất vui được trò chuyện với bạn. Thực ra, chuyện tình yêu của mình và chồng mình cũng khá dài. Một vài câu cũng chẳng thể nói hết được.

Mình gặp ông xã tại Sài Gòn trong một lần người bạn rủ đi uống cà phê. Ban đầu mình chẳng có ấn tuợng gì về anh vì ngày xưa mình chưa bao giờ nghĩ rằnh mình sẽ lập gia đình với nguời ngoại quốc do đã từng e ngại về những bất đồng văn hoá và ngôn ngữ. 

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Chị Đồng An và ông xã, anh Damiano.

Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, thấy tính tình anh cũng hiền và luôn kiên nhẫn lẽo đẽo theo mình những lúc đi gặp gỡ bạn bè, chẳng khi nào anh tỏ thái độ khó chịu cho dù phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ để mình cùng bạn bè trò chuyện. Dần dần mình bắt đầu có tình cảm với anh. 

Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng nếu một nguời đàn ông thực sự yêu thuơng mình thì anh ấy sẽ luôn kiên nhẫn và cố gắng chiều lòng người yêu, thế là mình đã đồng ý yêu rồi cưới rồi theo anh qua bên này sinh sống.

Khác biệt văn hóa là khó khăn vô cùng lớn đối với bất kỳ cô dâu Việt nào kết hôn với người ngoại quốc. Vậy chị làm thế nào để cân bằng cuộc sống ở một đất nước xa xôi? 

Ngày xưa trước khi qua đây mình cũng từng hơi lo lắng về sự khác biệt về văn hoá giữa hai đất nước lắm. Tuy nhiên, từ khi nhận lời yêu anh, lúc cả hai còn ở Việt Nam thì mình đã nhận ra rằng cách suy nghĩ và quan niệm sống giữa mình và anh khá giống nhau vì vậy sự lo lắng khác biệt văn hoá không còn là vấn đề lớn đối với mình nữa. Vì mình nghĩ rằng một khi hai người thực sự yêu thương và hiểu nhau thì văn hoá chẳng phải rào cản, cả hai sẽ cùng giúp nhau vượt qua. Bởi nếu mình thực sự yêu thương và quan tâm đến nguời bạn đời của mình thì mình sẽ cố gắng học cách hoà nhập môi trường và cuộc sống nơi mình đến. 

Chưa kể trước khi qua Thụy Sĩ chị cũng từng đi làm tàu du lịch Star Cruises được 2 năm nên mình cũng học được cách hoà nhập nhanh chóng khi đến một môi trường mới. Dù sống hay làm việc bất cứ nơi đâu thì cách chúng ta tôn trọng văn hoá và cách làm việc ở nơi đó rất quan trọng vì những điều đó giúp chúng ta sống vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Gia đình nhỏ hạnh phúc của chị An.

Chính vì vậy phải học cách hòa nhập, tôn trọng văn hoá nơi xứ người và tránh than vãn chính là chìa khoá giúp chúng ta cảm thấy luôn hạnh phúc dù có ở bất cứ đất nước nào đi chăng nữa. Ông bà ta có câu "Hạnh phúc tại tâm" vì vậy mình luôn cố gắng suy nghĩ mọi thứ theo hướng lạc quan và tích cực nhất để giúp cho cuộc sống của mình luôn vui tươi và nhẹ nhàng. 

Chị có thể chia sẻ với độc giả về những trải nghiệm khi làm mẹ của 2 cô công chúa xinh xắn, đáng yêu ThyThy và LyLy không ạ? Chị làm thế nào để cân bằng cuộc sống giữa việc chăm sóc con, lo toan cho gia đình nhỏ và cả công việc ở ngoài nữa?

Thực ra, mình luôn cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc khi ông trời đã ban tặng cho mình hai cô con gái khoẻ mạnh, thông minh và khá xinh xắn. Ngày xưa khi chuẩn bị mang thai, mình thường ao ước sau này mình sẽ có được 2 cô công chúa và mơ ước ấy đã thành sự thật khiến mình cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Được làm mẹ đã là hạnh phúc mà mơ ước của mình được thành sự thật nữa thì còn gì bằng! 

Hai bé nhà mình hồi mới sinh ra không dễ nuôi như nhiều em bé khác vì cả hai chị em đều bị di truyền bệnh eczema từ mẹ và ông ngoại nên việc ngủ nghê những năm đầu đời của hai chị em thật kinh khủng đối với mấy mẹ con. 

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Chị An cùng gia đình chồng.

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Dạy con nói tiếng Việt cực đỉnh là cả một hành trình "đưa con về với nguồn cội" của chị Đồng An.

Không có đêm nào mấy mẹ con được yên giấc vì sự ngứa ngáy làm cho bé khó chịu, không ngủ ngon. Hơn 2 năm đầu, bé lớn ThyThy thức mỗi đêm cả chục lần vì ngứa, có hôm mình phải ẵm con trên tay suốt đêm mà không dám nhúc nhích để con ngủ, con ngủ được thì mình mới yên lòng. Đến bé nhỏ LyLy cũng mắc bệnh ngứa như chị ThyThy nhưng may mắn bé thức giấc ít hơn và bệnh hết nhanh hơn nên mẹ cũng đỡ vất vả hơn một chút. 

Cũng may mắn là cả hai chị em đều rất thông minh, linh hoạt nên tiếp thu và học hỏi mọi thứ rất nhanh. Điều này khiến mình cảm thấy được bù đắp. Vì đúng là trong cuộc đời của mỗi chúng ta, không ai có được mọi thứ hoàn hảo. Ông trời luôn công bằng tức là luôn ban cho chúng ta những điều dễ dàng và những khó khăn luôn song hành cùng nhau. Vì thế nếu chúng ta hiểu được điều này mà cố gắng chấp nhận hoàn cảnh thì mọi khó khăn sẽ sớm qua mau và cuộc sống sẽ luôn tuơi đẹp theo cách riêng của nó vì "nhìn lên không bằng ai, nhìn xuống không ai bằng mình".

Từ lúc ThyThy sanh ra khó nuôi là mình đã quyết định ở nhà chăm sóc con cái luôn. Có giai đoạn ThyThy đuợc 2-3 tuổi thì mình có thể đem theo ThyThy đến chỗ làm để phụ giúp chồng và vừa có thể chăm sóc con nhưng từ lúc ThyThy 5 tuổi đến giờ, mình chỉ ở nhà làm công việc nội trợ và chăm sóc dạy dỗ con cái thôi. Mình yêu công việc hiện tại này nên mình cảm thấy mình thật may mắn vì được nhìn thấy con lớn lên từng ngày, chính tay mình chăm sóc và dạy dỗ con mà không phải nhờ đến ai khác. 

Thời gian trôi qua quá nhanh nên mình luôn cố gắng tranh thủ gần con được chừng nào hay chừng đó để lỡ sau này các con không còn ở gần mình thì mình cũng không cảm thấy quá buồn vì ngày xưa các con còn bé mình đã không có thời gian nhiều dành cho chúng. 

Mỗi lần nghĩ về mẹ mình ngày xưa là mình thấy mình bây giờ thật may mắn vì không phải vất vả bươn chải vì cuộc sống. Mình có nhiều thời gian để gần gũi, làm bạn với con. Ngày xưa mẹ mình vất vả chạy từng miếng ăn cho gia đình nên thời gian bên cạnh con ít lắm. Đến khi cuộc sống đỡ vất vả hơn một chút thì con gái lại lập gia đình ở xa và bây giờ có muốn gần con cũng đâu có dễ dàng. Đó cũng lý do vì sao mình thích được ở nhà chăm sóc con cái là vậy.

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Chị Đồng An và mẹ đẻ.

Được biết dù sinh ra ở Thụy Sỹ, xung quanh toàn người bản địa, chỉ có mỗi mẹ nói tiếng Việt nhưng cả hai bé Camilla ThyThy và Annalisa LyLy đều nói tiếng mẹ đẻ rất tốt. Chị đã dạy con như thế nào? 

Thực ra, cách duy nhất để hai bé nói tiếng Việt tốt như hiện nay là mình rất nghiêm túc khi nói tiếng Việt với các con. Mình thường nói tiếng Việt hoàn toàn với các bé, hạn chế nói nhiều ngôn ngữ cùng lúc, kiểu như đang nói tiếng Anh lại chêm vài từ tiếng Việt.

Khi các bé "lỡ" có trả lời bằng ngôn ngữ khác hoặc vô tình trộn lẫn ngôn ngữ với nhau thì mình nhắc nhở và chỉnh sửa ngay. Nếu ai thường xuyên theo dõi các video cũng sẽ thấy điều này. Dạy ngôn ngữ cần sự kiên trì và nghiêm túc, nhất là trong một môi trường ít người sử dụng ngôn ngữ mà mình đang dạy, nếu không rất khó thành công.

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Bên cạnh đó, mình cũng thường khuyến khích các con nghe nhạc Việt và hát những bài tiếng Việt để tăng thêm vốn từ vựng cũng như niềm yêu thích tiếng mẹ đẻ của con. Vì vậy các con của mình yêu tiếng Việt lắm, có thể nói mọi lúc mọi nơi mà không hề cảm thấy mắc cỡ. Thậm chí ThyThy còn hào hứng dạy lại cho người bên này khi họ muốn học một số từ nào đó nữa.

Chị nghĩ điều gì là khó khăn nhất trong việc làm mẹ và nuôi dạy con cái?

Điều mình thấy khó khăn nhất trong việc nuôi dạy con cái thời nay là phải làm sao mà mình có thể vừa đủ nghiêm khắc để con cái nghe lời mình nhưng lại vẫn luôn vui vẻ và cởi mở khi ở cạnh mẹ. Nếu chúng chỉ nghe lời vì sợ và không thích gần mẹ thì buồn lắm. Vì vậy mình luôn cố gắng dành thời gian để trò chuyện cùng các con mỗi ngày để tạo sự gần gũi với các con cho nên tới thời điểm này dù chị rất nghiêm khắc nhưng các con vẫn không cảm giác sợ hãi khi ở cạnh mẹ. 

Xin cảm ơn những chia sẻ của chị!

Cám ơn bạn cùng tòa soạn đã tạo cho mình cơ hội chia sẻ cảm xúc của mình đến tất cả độc giả. Nhân Ngày của Mẹ, xin chúc cho tất cả các bà mẹ trên Trái đất này có 1 ngày lễ thật hạnh phúc và ý nghĩa cùng các con thân yêu của mình!

Ngày của Mẹ: Nghe tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc ở nhà để

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Tâm sự của mẹ Việt ở Thụy Sỹ dạy 2 con gái nói tiếng mẹ đẻ siêu đỉnh, chấp nhận từ bỏ công việc để "được nhìn thấy con lớn mỗi ngày"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO