Tấn công lừa đảo trên điện thoại di động tăng 85% mỗi năm

Linh Anh| 16/04/2018 14:03
Theo dõi ICTVietnam trên

Hãng bảo mật Lookout cho biết, tỷ lệ người dùng nhận và nhấp vào các URL lừa đảo trên các thiết bị di động đã tăng lên mức trung bình là 85%/năm kể từ năm 2011.

Theo hãng bảo mật, đáng lo ngại hơn là trong thực tế, 56% người dùng đã nhận và nhấp vào một URL lừa đảo mà vượt qua được lớp phòng vệ hiện có. Trung bình, một người dùng nhấp vào URL lừa đảo trên di động 6 lần trong một năm.

Trong một báo cáo mới phân tích về tình trạng lừa đảo trên di động hiện nay, công ty bảo mật này giải thích rằng, tin tặc đang phá hoại thành công những giải pháp phòng chống lừa đảo hiện tại nhắm mục tiêu vào các thiết bị di động. Do đó, mất dữ liệu nhạy cảm và thông tin cá nhân đang ở mức đáng báo động.

Hơn 66% email được mở trước tiên trên thiết bị di động và email được cho là điểm khởi đầu của tấn công lừa đảo. Những email không được bảo vệ trên thiết bị di động có thể dễ dàng trở thành một phương thức mới cho cuộc tấn công.

Lookout nhấn mạnh: “Hầu hết các công ty đã được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công lừa đảo dựa trên email thông qua tường lửa truyền thống, các cổng email an toàn và hệ thống bảo vệ thiết bị đầu cuối. Ngoài ra, hiện nay mọi người đang nhận dạng tốt hơn về các cuộc tấn công lừa đảo”.

Hãng bảo mật cho rằng việc bảo vệ khỏi tấn công lừa đảo hiện có trên thiết bị di động là chưa đủ. Trên di động, email chỉ là một trong những phương thức tấn công có thể. Các URL và ứng dụngL có chứa mã độc cũng có thể được sử dụng.

SMS và MMS cũng cung cấp cho tin tặc các phương thức lừa đảo mới, không kể đến các nền tảng tin nhắn và ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến như WhatsApp, Facebook Messenger, and Instagram. Theo Lookout, hơn 25% nhân viên nhấp vào đường link trong tin nhắn SMS từ một số điện thoại lừa đảo.

Ngoài ra, tin tặc đã sử dụng một phương thức lừa đảo trực tuyến không phải là email mà là mối tố đe dọa đứng sau ViperRAT. Chúng tham gia vào các cuộc trò chuyện của nạn nhân. Một khi đã thiết lập được sự tin tưởng, chúng yêu cầu nạn nhân tải xuống một ứng dụng để “truyền thông dễ dàng hơn”.

Trong một ví dụ khác, tin tặc nhắm mục tiêu vào người dùng Android và iOS qua Facebook Messenger, chúng cho mục tiêu biết rằng họ đã xuất hiện trên YouTobe. Khi nhấp vào liên kết được cung cấp, người dùng được chuyển tới một trang đăng nhập Facebook giả mạo để lấy cắp thông tin.

Lookout cũng lưu ý rằng, người dùng có nhiều khả năng nhấp vào một liên kết đáng ngờ trên điện thoại hơn trên PC. Trên thiết bị di động, nguời dùng không phải lúc nào cũng nhìn thấy toàn bộ liên kết mà họ nhấn vào như trên máy tính và không phải lúc nào cũng có tường lửa để bảo vệ thiết bị.

Theo Lookout: “Lừa đảo trên di động đang ngày càng trở thành một phần của tấn công giả mạo phức tạp, quy mô lớn. Một số các cuộc tấn công hoạt động mạnh nhất đến từ các mối đe dọa dai dẳng trên di động hoặc mAPTs”.

Hơn nữa, vì một số ứng dụng có chứa các URL trong codebase (mã nền) để giao tiếp và lấy thông tin theo thời gian thực nên tin tặc có thể lợi dụng tính năng này để lừa đảo. Do đó, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến “những ứng dụng vô hại” có thể truy nhập tới các URL có chứa mã độc.

Lookout  giải thích: “Ví dụ, các ứng dụng thường sử dụng quảng cáo để kiếm tiền. Để thực hiện việc này, tin tặc hợp nhất các SDK (Software Development Kit – một bộ công cụ phát triển phần mềm) quảng cáo vào mã của chúng. Các SDK này kết nối tới các URL phía sau để hiện thị quảng cáo tới người dùng cuối. Nếu ứng dụng vô hại sử dụng SDK quảng cáo chạy bởi tin tặc thì tin tặc có thể sử dụng SDK để truy nhập vào các URL có chứa mã độc để hiển thị quảng cáo nhằm lừa người dùng cuối đưa ra dữ liệu nhạy cảm”.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • DeepSeek đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu
    DeepSeek, chatbot AI mới nổi đến từ Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại châu Âu, chỉ sau một thời gian ngắn gây sốt giới công nghệ.
  • Tăng tốc chuyển đổi sang công nghệ 5G đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới
    Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu (GSMA), công nghệ 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ USD vào năm 2030.
  • Hai hệ thống trụ cột góp phần chuyển đổi số Điện lực Hà Nội
    EVNHANOI, một trong 5 tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đang quản lý một hệ thống lưới điện lớn. Theo đó, hệ thống quản trị chăm sóc khách hàng và hệ thống quản trị nhân sự và chi trả lương tập trung đã góp phần giúp EVNHANOI hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
  • Lễ hội Gò Đống Đa lần đầu diễn ra buổi tối với màn trình diễn 3D mapping
    Hằng năm, cứ mỗi độ Xuân về, vào ngày mùng 5 tháng Giêng, Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức để tưởng nhớ công lao của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và nhân dân đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
  • Giáo dục Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số: Thực trạng, thách thức và giải pháp đột phá
    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật, như tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học gần như tuyệt đối và việc duy trì sự tham gia của học sinh ở các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu cấp bách về đổi mới để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số (CĐS).
  • Lì xì “số”: xu hướng của Tết Nguyên đán thời đại số
    Lì xì đầu năm mới là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á. Nó tượng trưng cho những lời chúc dành cho con trẻ và tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với người lớn tuổi trong gia đình. Trong thời đại số, lì xì “số” đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia.
  • Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025
    Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
  • Mỹ lo ngại bị "sao chép" công nghệ AI: DeepSeek có vi phạm sở hữu trí tuệ?
    Mỹ đang lo ngại mô hình DeepSeek có thể đã hưởng lợi từ một phương pháp được cho là “sao chép” những tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, được gọi là "distillation" (tạm dịch: chiết xuất).
  • Khám phá Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các dịch vụ của Google
    Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Google đã có nhiều sáng tạo cho người dùng nhân dịp năm mới.
  • Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57
    Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Tấn công lừa đảo trên điện thoại di động tăng 85% mỗi năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO