Tăng tính thực tiễn trong đào tạo CNTT và ATTT cho sinh viên

Lan Phương| 21/07/2017 15:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều thành viên là đại diện các Bộ, ngành thuộc Ban điều hành 898 đã trao đổi nội dung tăng cường chất lượng đào tạo an toàn thông tin (ATTT) trong các trường đại học.

Tại Hội nghị phiên thứ nhất Ban điều hành 898 do Bộ TT&TT chủ trì mới đây, ông Vũ Ngọc Thiềm, Cục trưởng Cục Cơ yếu Đảng - Chính quyền, Ban Cơ yếu chính phủ đã cho biết: Qua thực tiễn xem xét các giáo trình giảng dạy ATTT tại một số trường đại học, kể cả trường đại học lớn ở Việt Nam có thể nhấn thấy chương trình đào tạo CNTT nói chung, ATTT nói riêng, chưa bắt kịp với thực tiễn. Nhiều sinh viên ra trường chưa thể làm việc ngay.

Ông Thiềm cho rằng Bộ TT&TT cần có tiếng nói mạnh mẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có những nâng cấp về chương trình đào tạo CNTT, ATTT để khi ra trường các sinh viên có thể làm việc hay tham gia vào các dự án lớn.

Trong khi đó, đại diện Văn phòng Chính phủ tại Hội nghị đã thẳng thắn nêu rõ cần phải gắn việc dạy với thực hành, nên đưa các sinh viên đang học các chuyên ngành CNTT, ATTT vào làm việc ngay tại các công ty CNTT, để các em được “cọ sát” với thực tế còn hơn trong môi trường hàn lâm.

Trước nhiều ý kiến về đào tạo CNTT, ATTT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ban điều hành 898 cho biết sẽ xin ý kiến Bộ trưởng Bộ TT&TT về việc bổ sung đại diện của Bộ GD&ĐT vào Ban Điều hành. Thứ trưởng yêu cầu Cục ATTT cần gửi công văn mời Bộ GD&ĐT tham gia vào Ban Điều hành 898.

Ảnh minh họa (khoacntt.vinhuni.edu.vn)

Cũng về vấn đề đào tạo ATTT nhưng liên quan tới đào tạo và cấp chứng chỉ ATTT, tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ TT&TT, ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội ATTT (VNISA) đã bày tỏ mong muốn Việt Nam có thể tự thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ ATTT. Ông Thành cho rằng thị trường đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên gia ATTT đang thuộc về nước ngoài. Muốn nhận được một chứng chỉ nước ngoài, người thi phải phải bỏ ra một khoản tiền lớn để học và thi.

Theo VNISA, một khóa học ôn và thi do tổ chức nước ngoài tổ chức trong 4 ngày có thể lên tới 4000 - 5000 USD, và phải đi nước ngoài thi mất khoảng 500 – 600 USD nữa mới có thể nhận được chứng chỉ. Chứng chỉ đó cũng chỉ có thời hạn khoảng 2 năm và phải thi lại. Chất lượng có thể cao, tuy nhiên, theo các chuyên gia của Hội, các chuyên gia trong nước có thể đào tạo đạt 90% so với chứng chỉ nước ngoài.

"Hiệp hội mong xây dựng và phát triển các chứng chỉ tương đương như nước ngoài nhưng cần sự ủng hộ của Bộ TT&TT để các tổ chức, DN, cá nhân đồng tình ủng hộ", ông Thành cho hay.

Cũng tại Hội nghị này, ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội cũng đã nêu ý kiến tương tự. Ông Long cho rằng, chúng ta đổ tiền cho nước ngoài vào các chứng chỉ tin học. Hiện nay các hãng nước ngoài đào tạo tin học tràn lan ở Việt Nam với giá rất cao. Tiền học một khóa để lấy chứng chỉ tin học cơ bản lên tới 2 triệu đồng và thi chứng chỉ tới 1,5 triệu đồng nữa. Với một trường đại học có 20.000 sinh viên học chứng chỉ tin học của nước ngoài thì số tiền nhân lên là rất lớn. Trong khi đi học những khóa cơ bản như học Word, Power Point… trong nước thường chỉ khoảng 400.000 đồng. Vậy có cách thức nào đó để mở rộng những khóa học này để sinh viên có thể tiếp cận, bớt chi phí.

Ông Long đã kiến nghị theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT giữa Bộ GD&ĐT với Bộ TT&TT quy định tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT, Bộ TT&TT có thể lập Hội đồng để xây dựng cơ sở dữ liệu đề thi và lập cổng thi trực tuyến công để giải quyết vấn đề đào tạo chứng chỉ tin học. Điều này cũng sẽ thúc đẩy tính công khai, minh bạch trong đào tạo chứng chỉ CNTT, đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đồng ý kiến với Hội Tin học, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, cho biết: Các doanh nghiệp đào tạo tin học đang gặp khó khăn sau khi Chứng chỉ tin học A, B, C không còn giá trị theo Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT giữa Bộ GD&ĐT với Bộ TT&TT. Nội dung thông tư quy định dừng việc đào tạo, thi và cấp chứng chỉ Tin học A, B, C bắt đầu từ ngày 10/8/2016.

Được biết, chương trình tin học ứng dụng A, B, C được ban hành theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGDĐT không còn phù hợp, không đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT. Theo đó, ông Nguyễn Quang Thanh đề nghị Bộ TT&TT xây dựng Cổng thi trực tuyến để các đơn vị này có thể đăng ký kiểm soát trong lĩnh vực đào tạo ngắn hạn đối với CNTT.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Tăng tính thực tiễn trong đào tạo CNTT và ATTT cho sinh viên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO