Tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo tại An Giang

Hữu Trực| 25/08/2016 08:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh An Giang, chiều ngày 23/8/2016, tại Hội trường lớn Đại học An Giang, Bộ TT&TT phối hợp Sở TT&TT tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác Tuyên truyền biển, đảo cho gần 600 cán bộ, công chức các sở, ban ngành chuyên trách công tác dân vận, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu được nghe GS.TS. Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trình bày Chuyên đề “Biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức và khai chiếm”. Theo đó, nhìn lại lịch sử mở cõi và giữ cõi, các triều đại phong kiến nước ta từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn… đã liên tục khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng Biển Đông, quần đảo, các đảo nổi và bãi ngầm Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều đội hải thuyền, quân thuyền được thành lập nhằm thực thi các biện pháp quản lý, khảo sát, khai thác thăm dò thường niên, quy mô và xuyên suốt. Vào thế kỷ XVII, kế thừa truyền thống bảo vệ chủ quyền biển đảo và tư tưởng chiến lược hướng biển của các triều đại trước, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) đã cho thành lập đội Hoàng Sa nhằm tiến hành khai thác và quản lý Bãi Cát Vàng và Bãi Cát Dài ở Phía Nam. Đến thời vua Gia Long việc khẳng định chủ quyền biển đảo tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện dưới triều vua Minh Mệnh… Điều đó cho thấy quá trình khai chiếm Hoàng Sa, Trường Sa luôn được các chính quyền Việt Nam qua nhiều thời kỳ một cách liên tục, chính thống, hòa bình. Đặc biệt, chủ quyền không thể chối cãi của nước ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa đã được thế giới công nhận, xác nhận, chứng minh thông qua tài liệu sử học Pháp Ngữ, Hán – Nôm, Trung Quốc, Anh ngữ, các bản đồ, atlas chính thống, quy chuẩn có giá trị toàn cầu. Có thể nói, những tư liệu và nghiên cứu được thu thập đã góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời là những bằng chứng đanh thép bác bỏ các tuyên bố phi lý của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như những vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tiếp đó, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn – Nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam thông tin về tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông; Chủ trương và đối sách giải quyết tranh chấp trên biển, đảo của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Thông qua Chuyên đề báo cáo, Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã cung cấp nhiều thông tin mới về tình hình Biển Đông liên quan đến yêu sách chủ quyền của nhiều nước và công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Theo đó, trước diễn biến phức tạp, căng thẳng và hành động leo thang, phi pháp của một số nước, Đảng và Nhà nước ta xác định: kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển đảo, vùng trời của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế; nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biển, đảo. Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền những cơ sở, chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm tạo sự đoàn kết toàn dân, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.

Hội nghị Tập huấn công tác Tuyên truyền biển, đảo là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện thông tin, tuyên truyền triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh An Giang năm 2016. Sự kiện do Bộ TT&TT phát động và phối hợp tổ chức UBND tỉnh An Giang nhằm phổ biến, tuyên truyền cho nhân dân An Giang hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong các tầng lớp nhân dân./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Zalo đã có hơn 17.000 tài khoản chính thức của cơ quan nhà nước, đơn vị tiện ích
    Tính đến hết năm 2024, có tổng cộng 17.273 tài khoản chính thức của các cơ quan nhà nước và đơn vị tiện ích (trường học, y tế…) đã được thiết lập và định danh trên nền tảng Zalo, phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. ‏
  • ‏FPT nhận chứng nhận CREST, củng cố vị thế dẫn đầu dịch vụ SOC‏
    Mới đây, FPT chính thức đạt chứng nhận quốc tế CREST cho dịch vụ giám sát và ứng cứu sự cố an toàn thông tin 24/7 (dịch vụ SOC), khẳng định cam kết của FPT với khách hàng về chất lượng dịch vụ an toàn thông tin đạt chuẩn thế giới.‏
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo tại An Giang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO