Thanh toán di động: Apple và Samsung có thể cạnh tranh với Alipay?

MC| 17/05/2016 04:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Apple, Samsung và Alipay đều đang nhanh chóng mở rộng các giải pháp thanh toán di động tại các thị trường chủ chốt

Có khoảng2 t người vẫn chưa tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nhưng, 7 tỷ thuê bao di động trên toàn thế giới đang tạo ra cơ hội kết nối những người chưa dùng dịch vụ ngân hàng với các dịch vụ tài chính số.

Ngoài ra, giải pháp thanh toán di động cũng có thể được thực hiện tốt hơn cho những người đã có tài khoản ngân hàng tại các thị trường lớn nhất thế giới. Trong khi ngân hàng đang gặp khó  trong việc cung cấp nhanh chóng cho khách hàng những trải nghiệm trên thiết bị di động, thì các công ty CNTT&TT không gặp trở ngại nào.

Các hãng hàng đầu như Apple, Samsung và Alipay đều đang nhanh chóng mở rộng các giải pháp thanh toán di động tại các thị trường chủ chốt ban đầu, có có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường toàn cầu.

"Xét về sự hiện diện và được chấp nhận trên toàn cầu, ApplePay vẫn đứng đầu, đã có mặt tại 6 quốc gia: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc, Trung Quốc và Singapore", Ruomeng Wang, một nhà phân tích di động và viễn thông của nhà cung cấp thông tin toàn cầu, HIS, giải thích. "Trong khi đó, Samsung Pay có mặt ở Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc, và Alipay chỉ có mặt ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Samsung Pay còn chuẩn bị triển khai dịch vụ ở nhiều nước khác, bao gồm Singapore, Brazil và Úc ".

Nhưng chúng ta hãy xem ba người khổng lồ hoạt động tại thị trường lớn nhất thế giới là Trung Quốc như thế nào.

Trường hợp Trung Quốc

Trong quý đầu tiên năm 2016, Apple và Samsung, người mới gia nhập thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc, tìm cách giành thị phần từ các công ty truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, những công ty địa phương đang rất vững chắc, dẫn đầu bởi Alipay với hơn 400 triệu người sử dụng. Điều này làm cho thị phần những người mới gia nhập có thể chiếm được là một con số không rõ ràng và chắc chắn.

Tuy nhiên, hơn 560 triệu người sử dụng điện thoại thông minh tại Trung Quốc, gấp 4 lần ở Mỹ, và khoảng 358 triệu người đang sử dụng thanh toán di động để mua sắm hàng hoá và dịch vụ là một cơ hội phát triển lớn.

Thị trường cạnh tranh

SamsungPay và ApplePay đều là dịch vụ thanh toán di động dựa trên thiết bị cầm tay, sự cạnh tranh giữa họ với nhau ở Trung Quốc là không nhiều về thanh toán di động mà chủ yếu tập trung vào điện thoại thông minh. Ông Wang cho rằng: "Đối thủ cạnh tranh chính của Apple và Samsung ở Trung Quốc là Alipay với 400 triệu người sử dụng. Lợi thế Alipay của không chỉ về thị phần, mà còn về nền tảng sử dụng nhiều hệ điều hành như: iOS, Android, Windows, Symbian và Blackberry".

Mặc dù SamsungPay có thể giành một số khách hàng nhất định ở Trung Quốc, nhưng họ sẽ không thể vượt qua Alipay. Ông Wang cho rằng: "SamsungPay có cả đầu đọc thẻ từ và NFC. Điều này cho phép cả thương nhân và khách hàng dễ dàng chuyển sang giao dịch không tiếp xúc mà không phải nâng cấp máy POS (point-of-sale) hoặc thẻ ngân hàng của họ". Tuy nhiên, SamsungPay vẫn có nhược điểm khi so sánh với Alipay. SamsungPay hiện chỉ dùng cho thanh toán ở cửa hàng, trong khi Alipay không chỉ cung cấp ở cửa hàng mà còn có ứng dụng thanh toán di động, chẳng hạn như đặt xe taxi, thanh toán hóa đơn tiền điện, ứng dụng mua sắm, giao dịch thanh toán P2P và phiếu giảm giá.

Về mặt cạnh tranh, Samsung có lợi thế mà Apple không có, như công nghệ của Samsung hoạt động trên thiết bị đầu cuối có tính năng NFC (thông tin trường gần) cộng với tùy chọn dải từ tính. Apple thì sử dụng NFC không tiếp xúc để xử lý thanh toán trong cửa hàng và các thiết bị đầu cuối (POS) này lại chưa phổ biến. Apple cung cấp dịch vụ thanh toán di động tại Trung Quốc từ tháng 2/2016 với đối tác là 19 ngân hàng lớn của Trung Quốc, và có ba triệu thẻ đã được kích hoạt chỉ trong hai ngày đầu tiên.

Không có tiêu chuẩn quy định cụ thể cho thị trường thanh toán di động tại Trung Quốc. Người chiến thắng trong cuộc chiến thanh toán di động sẽ là người biết và hiểu thị trường Trung Quốc và phát triển các dịch vụ toàn diện đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Theo https://itu4u.wordpress.com/

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật
    Các hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng ti vi dưới nhiều hình thức. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, dễ bị biến tướng thành các hoạt động lừa đảo, huy động tài chính bất hợp pháp, gây hệ lụy xấu trên quy mô lớn cho xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Thanh toán di động: Apple và Samsung có thể cạnh tranh với Alipay?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO