Thêm lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới

PV| 29/07/2021 17:52
Theo dõi ICTVietnam trên

Trải qua những bài đánh giá nghiêm ngặt, tháng 7/2021, SAVIS đã chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin cậy (QTSP) về dịch vụ ký số, con dấu điện tử đảm bảo đầu tiên tại Việt Nam hiện nay. Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới.

Kết quả này đồng nghĩa với việc 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu hoàn toàn công nhận dịch vụ chữ ký số (CKS), con dấu điện tử đảm bảo của SAVIS.

Đồng thời, chứng nhận QTSP sẽ là tiền đề cho việc hợp pháp hóa các hợp đồng điện tử, văn bản, chứng từ điện tử ký kết giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (DN) Việt Nam và đối tác EU. Sự kiện mở ra những bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy giao thương, thương mại điện tử (TMĐT), giao dịch toàn cầu, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới giữa Việt Nam và EU trong bối cảnh những hiệp định khung về đối tác - hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, hiệp định thương mại tự do EVFTA đã chính thức có hiệu lực.

Ký số qua USB Token bộc lộ nhiều nhược điểm lớn

Dịch vụ ký số, CKS đóng vai trò đặc biệt trong thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), là công cụ quan trọng đầu tiên các tổ chức, cá nhân phải trang bị trên tiến trình số hoá. Tuy nhiên, những hình thức ký số sử dụng USB token phổ biến hiện nay lại bộc lộ nhiều nhược điểm lớn như tính tương thích kém, phụ thuộc vào các cổng kết nối của thiết bị, thiếu tính cơ động, linh hoạt, không phù hợp cho các tổ chức có nhu cầu ký số lớn, ký cùng lúc nhiều tài liệu điện tử.

Trong khi, công nghệ và những lệnh giãn cách do dịch bệnh đang yêu cầu con người phải làm việc từ xa, xử lý nghiệp vụ, quan hệ khách hàng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị. Một giải pháp quan trọng để ký kết hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử, chứng từ điện tử như ký số dường như đang lạc hậu trước điều kiện mới.

Hơn nữa, USB token hay Smart card có độ an toàn mức độ thấp, không còn đáp ứng tiêu chuẩn của nhiều nước trên thế giới và đừng trước nguy cơ bị loại bỏ trong tương lai gần. Mô hình ký số từ xa Remote Signing do SAVIS cung cấp chính thức đi vào hoạt động sẽ là bước phát triển lớn cho thị trường CKS, đưa việc sử dụng ký số trong giao dịch điện tử, số hoá tài liệu trở nên phổ biến hơn nữa tại Việt Nam.

Bởi vì, với ký số từ xa, người dùng hoàn toàn có thể ký số mọi lúc, mọi nơi, trên bất kỳ thiết bị nào như laptop, máy tính bảng hay điện thoại thông minh với mức độ tin cậy, an toàn vượt trội so với những phương thức truyền thống.

Thêm lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới - Ảnh 1.

Cách tiếp cận này của SAVIS sẽ góp phần từng bước định hình tương lai của tài chính - ngân hàng, thúc đẩy hiện đại hóa, CĐS toàn diện thủ tục kế toán, thuế...

QTSP thay đổi bức tranh TMĐT, Tài chính số - Ngân hàng số

Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị sửa đổi về dịch vụ thanh toán PSD2, trong đó chấp nhận sử dụng CKS đảm bảo QES và con dấu điện tử đảm bảo QSeal cho quy trình định danh, xác thực điện tử trong giao dịch Tài chính - Ngân hàng.

Việc này đã giúp giải quyết nút thắt lớn nhất của hệ sinh thái tài chính số, ngân hàng số, ngân hàng mở đó chính là tính thống nhất, liên thông trong quy trình định danh, xác thực điện tử an toàn, tạo ra một thị trường giao dịch điện tử xuyên biên giới, giảm bớt tình trạng quá tải, gián đoạn giao dịch do các bên chối bỏ kết quả của nhau.

Qua đó, các bằng chứng, chứng cứ điện tử được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, mà không phải mất thời gian giải trình phức tạp; Dễ dàng kết nối với thị trường kinh tế số thế giới, tham gia mạng lưới thanh toán - chia sẻ thông tin chung toàn cầu

Đồng thời, mang đến sự đồng bộ trong cấu trúc, định dạng chứng thư số; chữ ký điện tử, CKS, có thể sẵn sàng đưa tài liệu vào lưu trữ lâu dài hoặc vĩnh viễn mà không phải mất chi phí xử lý, ký lại hay lo lắng về công nghệ ký số bị chối bỏ theo thời gian. Tài chính - Ngân hàng là một trong những thị trường vô cùng nhạy cảm với những rủi ro thường trực về an ninh bảo mật và nguy cơ giả mạo giấy tờ. Sử dụng các dịch vụ chứng thực điện tử và ký số của QTSP là phương thức hiệu quả nhất đảm bảo sự tin cậy giữa các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, khách hàng và các tổ chức tài chính - ngân hàng.

Chia sẻ thêm về giá trị của chứng nhận QTSP trong kết nối giao thương, ông Hoàng Nguyên Vân - Chủ tịch HĐQT công ty SAVIS chia sẻ, Việt Nam và EU trở thành đối tác chiến lược toàn diện và ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA mở ra những cơ hội chinh phục thị trường châu Âu cho các tổ chức, DN Việt Nam. 

"Vì thế, sự kiện một đơn vị tại Việt Nam được chứng nhận là QTSP sẽ tạo lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ cho Việt Nam khi tiếp cận thị trường châu Âu, mở cánh cửa thực hiện các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, bước vào sân chơi chung của Việt Nam với các đối tác EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang cản trở hoạt động giao thương truyền thống", ông Vân bày tỏ.

Chứng nhận QTSP và dịch vụ chứng thực điện tử cấp dấu thời gian đầu tiên tại Việt Nam hiện nay- TrustCA Timestamp - đã giúp SAVIS dần hoàn thiện hệ sinh thái về tài liệu điện tử, giao dịch điện tử, TMĐT với những tính năng nổi bật tuân thủ cả quy định Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế mà không một nhà cung cấp nào tại Việt Nam có thể đáp ứng: từ những giải pháp về hợp đồng điện tử và số hoá quy trình GOSIGN, SAVIS eContract, SAVIS BPM Paperless, định danh điện tử SAVIS eKYC, chứng chỉ, chứng nhận điện tử SAVIS eCertify, số hoá - lưu trữ điện tử - SAVIS eArchive, đến những nền tảng số về Tài chính - Ngân hàng như DX Open Banking Platform, về Y tế với DX Open Healthcare Platform...

Cách tiếp cận này của SAVIS sẽ góp phần từng bước định hình tương lai của tài chính - ngân hàng, thúc đẩy hiện đại hóa, chuyển đổi số toàn diện trong thủ tục kế toán, thuế, hải quan, giao dịch, thanh toán, thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng số, ngân hàng mở, mở rộng ra là nền tảng Chính phủ mở, Y tế mở,... minh bạch, chia sẻ, bảo mật và hội nhập với thế giới.

Quy định eIDAS về định danh điện tử và dịch vụ tin cậy là khung pháp lý toàn diện nhất cho chữ ký điện tử, con dấu điện tử, dấu thời gian điện tử, vận chuyển điện tử và chứng thực trang điện tử.

Để tạo dựng niềm tin giữa các tổ chức, cá nhân trong thị trường chung châu Âu, Quy định eIDAS áp dụng chứng nhận QTSP như một tiêu chuẩn cao nhất về sự an toàn, tin cậy, bảo mật trong giao dịch điện tử. Hiện nay, chỉ có chữ ký điện tử đảm bảo QES cho cá nhân, con dấu điện tử đảm bảo cho tổ chức QSeal cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ tin cậy đảm bảo QTSP được công nhận trên toàn lãnh thổ EU về hiệu lực pháp lý tương đương chữ ký tay hoặc dấu mộc mà không phải trải qua bất cứ thủ tục đánh giá hay giải trình nào khác.

Cơ chế kiểm định và đánh giá công nhận một QTSP được xếp hạng khắt khe bậc nhất châu Âu khi mọi tiêu chí đều yêu cầu phải đáp ứng tuyệt đối./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Thêm lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam tiếp cận thị trường châu Âu, thúc đẩy TMĐT xuyên biên giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO