Thiết bị số đeo trên người sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong y học

03/11/2015 22:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Những cải tiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể đến từ thung lũng Silicon. Trong tương lai, lợi ích mà thiết bị đeo trên người mang lại sẽ giúp con người sống khỏe hơn nhưng còn thực tế hiện nay thì sao?

Google, Apple và Samsung đang tìm cách tích hợp các tính năng kiểm soát sức khỏe vào thiết bị đeo trên người (wearable). Nhờ khả năng đo và truyền dữ liệu sinh trắc học, bệnh nhân sẽ cung cấp kịp thời thông tin cho bác sĩ. Các thiết bị số đeo trên người kiểm soát sức khỏe (y tế số) sẽ mở ra con đường mới cho xu hướng đó, ví dụ bác sĩ dễ dàng theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân, đồng thời giảm yêu cầu theo dõi trực tiếp tại phòng khám.

Tiến sĩ Leslie Saxon, chuyên gia tim mạch tại Đại học Nam California kiêm Giám đốc điều hành, người sáng lập Trung tâm USC nói: "Sức khỏe sẽ được chăm sóc tốt hơn khi đưa những tính năng y tế vào các thiết bị, phục vụ cho việc thu thập dữ liệu liên tục từ bệnh nhân”.

Không giống những công ty y tế, các hãng như Apple, Google và Samsung có khả năng tạo ra cộng đồng người dùng rất lớn.

Chưa phải là những sản phẩm thực sự

Chưa có công ty nào tung ra thị trường sản phẩm y tế số thực sự. Tháng 12/2013, Giám đốc  Apple có cuộc gặp với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ để thảo luận về các ứng dụng y tế trên di động. Có tin đồn rằng Apple đang phát triển đồng hồ thông minh với những tính năng kiểm soát sức khỏe. Họ đã thuê những người có kiến thức về công nghệ cảm biến trong y tế để tham gia nghiên cứu.

Năm ngoái, Google cũng có cuộc gặp với những đại diện của FDA gồm cả cố vấn về ứng dụng y tế di động và nhân viên điều khiển thiết bị khám mắt, tim mạch. Thêm nữa, Google đã phát triển và đang thử nghiệm một mẫu kính áp tròng có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách đo nồng độ đường trong nước mắt.

Gần đây, Samsung cũng phối hợp với Đại học California (Mỹ) thành lập một phòng thí nghiệm trên khuôn viên của trường để kiểm tra một số cảm biến và công nghệ y tế kỹ thuật số.

Tiến sĩ Michael Blum, Phó hiệu trưởng phụ trách Tin học đồng thời là Giám đốc Trung tâm các giải pháp y tế số của Trường Y UCSF (Mỹ)  nói: "Hiện nay các công ty đang cho thấy  sự chuyển giao trên các sản phẩm của mình, mở ra con đường mới để duy trì sức khỏe cũng như điều trị bệnh tật”.

Thế hệ đầu tiên của thiết bị y tế số như Fitbit và Jawbone có thể khiến mọi người cảm thấy thú vị. Đó là những bước đi đầu tiên nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế từ góc độ sức khỏe.

Còn mang nặng tính quảng cáo, chưa thực sự phục vụ cho khoa học

Tiến sĩ Blum nói: "Rất ít kiến thức khoa học được ứng dụng. Họ chỉ thực sự muốn thiết kế sản phẩm sao cho có thể marketing thành công". Các thiết bị và công nghệ mà họ sử dụng chưa bao giờ được chứng nhận độ chính xác, cũng như khoa học chưa chứng minh các số liệu đo được là có lợi cho sức khỏe.

Để những thiết bị y tế số ​​được các bác sĩ chấp nhận, họ cần thiết kế lại các tính năng với độ chính xác trên 99% so với việc khám trực tiếp. Nếu không có chứng nhận về tính chính xác của các thiết bị, bệnh nhân và bác sỹ không thể tin tưởng chúng và tất cả sẽ kết thúc.

Tuy nhiên, các bác sĩ rất muốn chào đón thế hệ y tế số mới. Lượng dữ liệu lớn tạo ra từ các thiết bị như vậy có thể mang đến cách thức mới trong việc xác định các triệu chứng bệnh, theo dõi sức khỏe và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm cho cơ thể.

Tiến sĩ Michael Docktor, chuyên khoa ruột và dạ dày tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) cho biết: “Hầu hết thời gian của mọi người ở bên ngoài bệnh viện, các thiết bị y tế số ​​sẽ cung cấp cho bác sĩ dữ liệu về lối sống ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào”.

Với số lượng thiết bị lớn mà các công ty công nghệ có, dù người dùng hạn chế trong việc sử dụng y tế số thì dữ liệu tạo ra vẫn rất hữu ích.

Saxon nói: " Nếu có cơ sở dữ liệu lớn về nhịp tim, lượng đường trong máu, các hoạt động của hàng trăm triệu người trưởng thành trên thế giới thì quả thật rất hấp dẫn. Đó sẽ là bộ dữ liệu đầy tiềm năng".

Dù một số bác sĩ quan tâm đến các thiết bị y tế số nhưng hệ thống chăm sóc sức khỏe lại chưa sẵn sàng kết hợp với công nghệ mới. Các nhà cung cấp dịch vụ đang đầu tư nghiên cứu phần mềm EHR (electronic-health-record). Tuy nhiên, hệ thống EHR được thiết kế để lưu trữ dữ liệu của bệnh nhân đến khám chứ không phải là thông tin từ thiết bị y tế số.

Theo tiến sĩ Blum, bộ phận phân tích dữ liệu sức khỏe vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Chưa thể hi vọng dữ liệu từ thiết bị y tế số sớm được đưa lên đám mây của Google hay Apple để phân tích.

"Nhiều bác sĩ đang rất nóng ruột, mong chờ chúng hoàn thiện nhưng một số khác lại tỏ ra không quan tâm".

Vấn đề bảo mật

Sẽ đến lúc các công ty chuyên xử lý dữ liệu lớn hợp tác với cộng đồng y tế để hiểu rõ hơn về hệ thống chăm sóc sức khỏe và cung cấp các ứng dụng có khả năng phân tích.

"Thật ngây thơ khi nghĩ rằng một công ty nào đó đủ tiềm lực để vừa phát triển công nghệ cảm biến mới, vừa có thể phân tích dữ liệu thu được. Cho dù họ có đủ kiến thức khoa học để làm việc đó thì cuối cùng chúng cũng cần phải đến tay bác sĩ”.

Tiến sĩ Docktor nói: “Một số bác sĩ và nhà phát triển phần mềm đang phối hợp tạo ra các ứng dụng giúp đẩy dữ liệu sức khỏe thu được đến tay bác sĩ". Ông cũng cho biết thêm, Google đã phát triển một bộ phần mềm dùng cho thiết bị Google Glass.

Trong khi đó, các bên liên quan đến công nghệ này đều nhận ra rằng bảo mật dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Khó khăn là làm sao vừa đảm bảo an toàn dữ liệu mà vẫn đủ “lỏng” để nó có thể được bổ sung vào cơ sở dữ liệu lớn hơn và thúc đẩy nền y tế.

Còn một vấn đề là nếu các công ty công nghệ phải tuân thủ luật HIPAA, một quy định của chính phủ Mỹ về bảo mật dữ liệu sức khỏe và quyền riêng tư, thì sản phẩm của họ sẽ phát triển như thế nào?

Để tránh HIPAA, các nhà cung cấp có thể đẩy trách nhiệm quản lý và chia sẻ dữ liệu về phía người dùng thông qua một cổng thông tin sức khỏe.

Docktor nói: "Thử tưởng tượng nếu một bệnh nhân gửi dữ liệu trực tiếp cho bác sĩ của mình. Làm thế nào dữ liệu chuyển được đến các bác sĩ và họ sẽ làm gì với chúng? Chưa thể biết ai sẽ giành phần thắng cuối cùng”.

Trong nền kinh tế mà thông tin là tiền bạc, rất có thể các công ty thu thập hoặc xử lý dữ liệu sinh trắc học sẽ bán nó cho bên thứ ba. Mô hình kinh doanh này làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư, ngay cả khi dữ liệu đó không bao gồm chi tiết thông tin cá nhân. Mọi người xứng đáng được trả tiền cho những đóng góp của họ vào cơ sở dữ liệu được tạo ra từ thiết bị y tế số

Dữ liệu sẽ do ai lưu trữ? Chi phí như thế nào?

Saxon nói: “Nếu bạn được cung cấp một số dịch vụ hoặc thiết bị miễn phí từ Google, sau đó họ bán dữ liệu đó thì bạn có được trả tiền? Sẽ không có câu trả lời chắc chắn. Tuy nhiên, nếu ai đó có kế hoạch kiếm tiền từ nó thì cũng rất đáng để suy nghĩ”.

Tất nhiên, sẽ không khó tìm ra giá trị và bảo vệ dữ liệu đó khi mọi người bắt đầu dùng thiết bị và liên tục sử dụng chúng.

Muốn mọi người cảm thấy hứng thú khi sử dụng, các thiết bị phải cung cấp dữ liệu mà người dùng thấy hữu ích. Để làm được điều đó, chúng cần tích hợp với các tính năng từ các ứng dụng khác. Ví dụ, người dùng thiết bị y tế số có thể nhận được thông tin nên ăn loại thực phẩm nào khi lượng đường trong máu họ quá thấp.

Sự hài hòa giữa dữ liệu và thiết bị cũng có thể thúc đẩy chúng phát triển. Thay vì dữ liệu từ 5 bộ cảm biến được tải lên 5 đám mây khác nhau, người dùng chỉ cần sử dụng một ứng dụng hoặc thiết bị bất kỳ là truy cập được thông tin của mình mọi lúc mọi nơi. 

Cuối cùng, mọi người mong chờ các công ty lớn như Apple, Samsung, Google cung cấp sản phẩm có thiết kế đẹp, tin cậy, phù hợp với môi trường sống. Không một ai muốn đeo những thiết bị xấu xí trên người.

Các hãng công nghệ lớn đang có cơ hội thực hiện một cuộc cách mạng y học, bởi vì nếu những thiết bị y tế số thực sự cất cánh, việc chăm sóc sức khỏe không đơn giản theo những phương pháp như hiện nay.

Docktor nói: "Chúng ta đang đứng trước sự thay đổi lớn của ngành y tế. Nó sẽ mở ra chân trời mới cho phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe từ xa, giám sát bệnh nhân tốt hơn khi họ không ở bệnh viện, mang đến cuộc sống an toàn, khỏe mạnh hơn".

(Theo PCWorld)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Thiết bị số đeo trên người sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong y học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO