Thiếu thốn vật tư y tế, thuế đánh vào hàng Trung Quốc càng khiến Mỹ gặp khó trong cuộc chiến chống Covìd-19

Thu Hương| 14/04/2020 11:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Thuế quan đánh vào các thiết bị y tế nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, đang gây thêm nhiều khó khăn cho Mỹ trong cuộc chiến chống virus corona đầy căng thẳng.

Từ năm 2018, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu bước vào cuộc chiến thương mại. Qua thời gian, sau nhiều vòng trả đũa lẫn nhau, những thiết bị y tế thiết yếu như quần áo bảo hộ, dụng cụ bảo hộ cá nhân (PPE) hay hệ thống chẩn đoán hình ảnh CT được nhập khẩu từ Trung Quốc đều bị đánh thuế cao.

Theo số liệu của ĐH Johns Hopkins, hiện ở Mỹ đã có hơn 587.000 ca nhiễm, hơn 22.000 ca tử vong - cao nhất thế giới. So với những nước khác có thể tiếp cận linh hoạt hơn với các nguồn nhập khẩu thiết bị bảo hộ y tế, chính thuế quan - thứ vũ khí được ông Trump sử dụng triệt để - đang làm xói mòn khả năng phản ứng với dịch bệnh của nước Mỹ, trong bối cảnh rất nhiều nước đang cạnh tranh khốc liệt để nhập khẩu các thiết bị y tế quan trọng từ Trung Quốc.

Các bang trên cả nước đồng loạt báo cáo số giường bệnh chăm sóc đặc biệt (ICU) đang dần cạn kiệt. Thị trưởng New York Bill de Blasio mới đây cảnh báo thành phố sẽ sớm hết khẩu trang chuyên dụng, và nguồn cung các thiết bị khác cũng rất khan hiếm. Từ tháng 1, Trung Quốc đã bắt đầu tăng tốc sản xuất khẩu trang cũng như các thiết bị y tế quan trọng.

Theo báo cáo của Viện kinh tế quốc tế Peterson, tính đến ngày 13/3 thì 3,3 tỷ USD các sản phẩm chăm sóc sức khỏe quan trọng vẫn bị đánh thuế 7,5%. 1,1 tỷ USD các sản phẩm nhập khẩu khác có thể giúp điều trị Covid-19 vẫn phải chịu thuế 25% kể cả sau khi ông Trump đã tạm thời giảm và hoãn một số loại thuế.

Theo Chad Bown, tác giả báo cáo, các chính sách thương mại của ông Trump đã buộc Bắc Kinh phải bán thiết bị y tế như thiết bị bảo hộ cho bác sĩ, y tế và các thiết bị công nghệ cao để theo dõi bệnh nhân cho các nước khác thay vì Mỹ.

Khoảng 100 tỷ USD nguyên liệu đầu vào mà các nhà sản xuất thiết bị y tế Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn phải chịu mức thuế 25%. Theo Wall Street Journal đưa tin, General Motors đang đề nghị được giảm thuế nhập khẩu đối với một số linh kiện để sản xuất máy thở được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Ngay cả trước khi Mỹ đột ngột lâm vào cuộc khủng hoảng y tế như hiện nay, từ năm 2018, 2019, các nhà sản xuất đã cảnh báo thuế quan có thể dẫn đến chi phí tăng mạnh và gián đoạn chuỗi cung ứng.

Thiếu thốn vật tư y tế, thuế đánh vào hàng Trung Quốc càng khiến Mỹ gặp khó trong cuộc chiến chống Covìd-19 - Ảnh 1.

Không chỉ với Trung Quốc, chủ nghĩa bảo hộ dâng cao trong quan hệ thương mại với EU và Mexico cũng khiến Washington tự đẩy mình vào chân tường trong cuộc chiến cam go với dịch bệnh.

Mexico là nguồn cung thiết bị bảo hộ y tế lớn thứ hai cho Mỹ, và nước này đã giảm xuất khẩu sang Mỹ. Tương tự, nguồn cung từ EU cũng gặp khó trong khi EU là nguồn nhập khẩu chính các thiết bị chụp X-quang cũng như nước rửa tay. Hồi tháng 2 ông Trump cấm du khách từ châu u nhập cảnh vào Mỹ trong 30 ngày, đổ lỗi EU đã không hành động đủ mạnh để kiểm soát dịch. Sau đó ông nói thêm rằng lệnh cấm không áp dụng đối với hàng hóa, dù ban đầu ý ông là có.

Kể từ đầu năm đến nay, hơn 50 quốc gia - trong đó có Pháp và Hàn Quốc - đã siết chặt xuất khẩu thiết bị y tế. Chính ông Trump cũng kích hoạt Đạo luật sản xuất quốc phòng hôm 4/3 để cấm xuất khẩu khẩu trang N-95 và các thiết bị bảo hộ khác. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng lệnh cấm như vậy không chỉ khiến Mỹ bị các nước khác trả đũa mà còn làm giảm khả năng dập dịch của toàn thế giới.

Thiếu thốn vật tư y tế, thuế đánh vào hàng Trung Quốc càng khiến Mỹ gặp khó trong cuộc chiến chống Covìd-19 - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Thiếu thốn vật tư y tế, thuế đánh vào hàng Trung Quốc càng khiến Mỹ gặp khó trong cuộc chiến chống Covìd-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO