Thu hút ODA tại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm

D.Y| 25/11/2015 02:36
Theo dõi ICTVietnam trên

Đối với Việt Nam, mặc dù việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong 20 năm qua đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam cũng đã bộc lộ một số tồn tại.

Hội thảo “Đánh giá 20 năm huy độngvà sử dụng ODA của Việt Nam”

Không thểphủ nhận thực tế trong những năm qua nguồn vốn ODA đã đóng góp phần quan trọng giúpViệt Nam khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, từ phát triển cơ sở hạ tầng,các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như năng lượng, giao thông đến y tế, giáo dục;phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lựccon người, hoàn thiện hệ thống pháp lý... Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA vẫncòn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Trong đó nổi lên là năng lực hấp thụ ODA củaquốc gia, ngành, địa phương và những dự án cụ thể còn hạn chế, tỷ lệ giải ngânODA so với nguồn vốn ODA đã ký còn rất thấp; thiết kế một số chương trình, dựán ODA chưa sát với thực tế, phân bổ ODA còn dàn trải; việc lồng ghép ODA vớimột số chương trình mục tiêu quốc gia còn trùng lặp; công tác quản lý còn mộtsố bất cập….

Thứ nhất,trong quan niệm của một số cơ quan thụ hưởng ODA cả ở trung ương lẫn địa phươngvẫn còn tư tưởng "ODA thời bao cấp", coi "ODA không hoàn lại làChính phủ cho, ODA vốn vay là Chính phủ trả nợ". Hậu quả của quan niệm sailệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính toán hiệu quả kinh tế,tính bền vững.

Thứ hai, cơchế chính sách quản lý Nhà nước về ODA chưa đồng bộ với nhau, thủ tục phê duyệtdự án còn rườm rà, bộ máy cồng kềnh, trách nhiệm của cấp thực hiện dự án khôngrõ ràng gây lãng phí, ách tắc, giảm tính linh hoạt trong quá trình triển khai,đồng thời không phân định được trách nhiệm của các đơn vị thực hiện.

Thứ ba, côngtác chuẩn bị các chương trình, dự án để đăng ký sử dụng vốn còn sơ sài, chưađược kỹ, cốt sao được đưa vào danh mục yêu cầu tài trợ, thậm chí có một sốtrường hợp công tác chuẩn bị dự án phó mặc cho tư vấn nước ngoài, khi triểnkhai thực hiện gặp nhiều vướng mắc.

Thứ tư, côngtác thẩm định và phê duyệt dự án còn bị kéo dài, có dự án kéo dài hàng năm,chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều hạng mục được thẩm định lạc hậu so vớitình hình mới, có nhiều dự án đã được phê duyệt khi thực hiện phải thẩm địnhlại hoặc thậm chí không hiệu quả.

Thứ năm,việc thẩm định và phê duyệt tổng dự toán, thiết kế kỹ thuật không chặt chẽ, vớichất lượng không cao. 

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thu hút ODA tại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO