Thực trạng ngành viễn thông trước thềm hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN

NB| 21/12/2015 21:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thời gian qua, lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, với tốc độ tăng trưởng vượt trội so với các ngành dịch vụ khác. Cùng với đó, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ cũng trở nên sôi động. Trong thời gian tới, với việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, mức độ cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam được dự báo sẽ còn khốc liệt hơn.

Điểm mạnh

- Tốc độ tăng trưởng nhanhdo nhu cầu người sử dụng gia tăng

Việt Nam có tốcđộ tăng trưởng viễn thông vào loại cao nhất trên khu vực. Trong thời gian gầnđây tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại lên tới 60%/năm, một tốc độ rất caonếu so với tốc độ tăng trưởng GDP. Trong đó đặc biệt có sự tăng trưởng bùng nổcủa điện thoại di động. Tính đến nay điện thoại di động đã chiếm tỷ trọng áp đảo(93%) so với điện thoại cố định.

- Cơ sở hạ tầng được mở rộngbao gồm mạng số hoá, vệ tinh, cáp sợi quang có khả năng kết nối quốc tế

Có thể nói, đếnnay Việt Nam đã có hạ tầng viễn thông vào loại tiên tiến trong khu vực. ViệtNam đã phóng thành công vệ tinh Vinasat 1, Vinasat 2 vào quỹ đạo, để có thể cóvệ tinh riêng của mình. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì Việt Namcó thể chủ động phát triển nhiều loại dịch vụ thông tin sử dụng hai vệ tinhnày.

- Đã thiết lập môi trườngpháp lý có tính cạnh tranh đối với hầu hết các loại hình dịch vụ như điện thoạicố định, Internet, điện thoại di động

Với sự ra đờicủa Luật Viễn Thông và Luật Tần số Vô tuyến điện năm 2009, Việt Nam đã cho phépkhu vực tư nhân tham gia vào hầu hết các dịch vụ viễn thông như cố định, di động,Internet. Hiện nay Chính phủ chỉ hạn chế tỷ trọng sở hữu của khu vực tư nhântrong các doanh nghiệp hạ tầng mạng.

Điểm yếu

- Mức độ cạnh tranh của thị trường chưa cao

Hai doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước là VNPT vàViettel vẫn chiếm thị phần áp đảo trong các dịch vụ điện thoại cố định, di độngvà Internet. Sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân còn rất hạn chế.

Việc tập trungthị trường quá mức vào doanh nghiệp nhà nước như vậy sẽ chèn lấn đầu tư và thịphần của các doanh nghiệp tư nhân, một lực lượng năng động và luôn lấy yếu tốhiệu quả kinh tế làm tiêu chí hàng đầu. Ngoài ra, việc tập trung thị trường vàohai công ty lớn như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề kết nối, một yếu tố rấtquan trọng đảm bảo sự cạnh tranh của thị trường. Công ty viễn thông lớn thườngkhông có động cơ kết nối (mặc dù có nghĩa vụ) với mạng của công ty nhỏ mới thamgia thị trường, do vậy sẽ hạn chế cạnh tranh từ các công ty này.

- Chất lượng đường truyền còn kém do hạ tầng mạngkhông đủ đáp ứng lượng người dùng ngày càng tăng

Sự cạnh tranhsôi động của các mạng điện thoại di động với nhiều hình thức ưu đãi khách hàng,số lượng thuê bao đang ngày càng mở rộng. Trong khi đó, hạ tầng mạng lại khôngđủ năng lực để đảm bảo dung lượng cho số lượng thuê bao đó, đặc biệt tại cácvùng nông thôn. Do đó chất lượng đường truyền vào những dịp lễ tết không được đảmbảo, còn xảy ra cảnh nghẽn mạng.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thực trạng ngành viễn thông trước thềm hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO