Tiếp cận chung về quyền sử dụng nước và vệ sinh an toàn trong ASEAN

HH| 29/10/2017 17:24
Theo dõi ICTVietnam trên

Quyền sử dụng nước và vệ sinh an toàn trong ASEAN được thảo luận từ góc độ hoạt động của các Quốc gia thành viên ASEAN trong việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh cho các dân tộc trong khu vực

Hội nghị tham vấn khu vực của Uỷ ban Liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) về Quyền sử dụng nước và vệ sinh an toàn trong ASEAN (với sự nhấn mạnh đến các cộng đồng nông thôn) đã qui tụ hơn 50 đại diện liên quan để thảo luận về các hoạt động của các Quốc gia thành viên ASEAN trong việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh cho các dân tộc trong khu vực.

Trong số đó, các đại diện của Chính phủ đến từ Hội nghị các Quan chức cao cấp về Phát triển Nông thôn và Xoá đói Giảm nghèo (SOMRDPE), Các Quan chức Cao cấp về Môi trường ASEAN (ASOEN) và Nhóm Công tác về Quản lý tài nguyên nước ASEAN (AWGWRM); cán bộ y tế quốc gia; và các chuyên gia từ các tổ chức nhân quyền quốc gia của Malaysia, Myanmar, Indonesia và Philippines, Cao ủy Liên Hợp Quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (UNESCAP), WaterLex, và Hiệp ước bản xứ khu vực châu Á (AIPP), đã chia sẻ các tình hình chung của quốc gia, kinh nghiệm và thách thức liên quan đến cung cấp nước uống và vệ sinh an toàn cho cộng đồng nông thôn.

Ông Tan Sri Datuk Seri Panglima Musa Haji Aman, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đã khuyến khích AICHR "đẩy nhanh công việc của mình các chương trình truyền cảm hứng cho khu vực bằng cách đưa vào khuôn khổ của ASEAN một tập hợp chung các nguyên tắc về nhân quyền và các thực tiễn hay trong việc giải quyết các nhu cầu có tính cạnh tranh, nhu cầu đặc biệt cần thiết đối với những người trong cộng đồng nông thôn ".

Trước đó, ông Edmund Bon Tai Soon, đại diện của Malaysia tại AICHR, cho biết đã có những thách thức trong hoạt động mà ASEAN phải đối mặt, trong đó nhiều quốc gia vẫn chưa có được nước uống và vệ sinh an toàn.

"Điều 4 của AHRD tuyên bố rằng quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, lao động di cư, và các nhóm dễ bị tổn thương và yếu thế là một phần không thể tách rời của nhân quyền và quyền tự do cơ bản. Do đó, trong các cuộc thảo luận của chúng ta, chúng ta không thể quên rằng nhiều người trong ASEAN vẫn chưa được tiếp cận đầu đủ với nước uống và vệ sinh an toàn. Những nhóm người dễ bị tổn thương bao gồm người tị nạn, người vô gia cư, người di tản, người dân tộc thiểu số, người bị buôn bán, người bản địa và người không phải là công dân. Các nhóm này không thể tự nhận thức được quyền sử dụng nước và vệ sinh an toàn bằng các phương tiện mà họ sử dụng và cần được hỗ trợ. Chúng ta nên đứng ở vị trí của họ. Chúng ta nên cố gắng nhìn nhận các vấn đề từ quan điểm của họ, chứ không phải từ sự thoải mái hay từ môi trường xung quanh”, ông Bon nói.

Bà Virginia B. Dandan, cựu chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về Đoàn kết Quốc tế và cựu Chủ tịch Uỷ ban Các quyền kinh tế, xã hội vàvVăn hoá của Liên Hợp Quốc (UNCESCR) kêu gọi các đại biểu "chú ý xem có phương thúc gì cho ASEAN có được quyền để sử dụng  nước và vệ sinh an toàn ".

"Khi chúng ta làm việc này, chúng ta đừng quên quan tâm đến giới tính trong việc hưởng thụ nước uống và vệ sinh an toàn. Đạt được sự bình đẳng trong sử dụng nước và vệ sinh an toàn, sẵn có, dễ tiếp cận và giá cả phải chăng; có thể là điểm khởi đầu để đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn được hưởng quyền này ", Dandan nói.

Dandan cũng kêu gọi cuộc họp tìm hiểu và hiểu rõ điều 28 (e) của AIHRD. "Đó là cơ sở đầu tiên, và đó sẽ là một thành tựu tuyệt vời."

Các kết luận sau đây đã được nhấn mạnh và lưu ý trong các cuộc thảo luận:

• Điều 28 (e) của AHRD đảm bảo quyền được uống nước an toàn và vệ sinh như là một phần của quyền của một người ở mức đủ sống;

• Mục tiêu phát triển bền vững 6 (SDG 6) nhằm đảm bảo tiếp cận phổ cập, công bằng và đầy đủ đối với nước và vệ sinh cho đến năm 2030;

• Theo luật nhân quyền quốc tế, các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng (bằng cách không can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào quyền), bảo vệ (bằng cách ngăn cản bên thứ ba can thiệp vào bất kỳ cách nào với quyền) và thực hiện (bằng cách áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện đầy đủ quyền) quyền về nước và vệ sinh;

• Quyền được cấp nước uống an toàn và vệ sinh xuyên suốt các quyền khác về phát triển bền vững như không phân biệt, quyền được chăm sóc sức khoẻ, quyền thoát nghèo và quyền bình đẳng;

• Trong khi tất cả các quốc gia trong khu vực đã có những tiến bộ nhanh chóng về cung cấp nước và vệ sinh thì vẫn còn những thách thức mà người nghèo, nông thôn và cộng đồng bản địa gặp phải khi tiếp cận với nước sạch và vệ sinh;

• những thách thức này có thể vượt qua bởi sự tham gia và hợp tác của các cơ quan ASEAN như AICHR, ASOEN, AWGWRM, SOMRDPE và Hội nghị Quan chức cao cấp về Phát triển Y tế (SOMHD); và,

• quyền được uống nước hợp vệ sạch và vệ sinh đòi hỏi phải sẵn sàng, tiếp cận được, giá cả phải chăng, chấp nhận được, đầy đủ và có chất lượng tốt.

Tham vấn được tổ chức và chủ trì bởi AICHR Malaysia, Ban thư ký quốc gia ASEAN - Malaysia, Bộ Ngoại giao Malaysia; với sự hỗ trợ của Chính quyền bang Sabah, Ủy ban Nhân quyền Malaysia, Viện Nhân quyền và Luật Nhân quyền Raoul Wallenberg, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, Đại sứ quán Thụy  Sĩ tại Indonesia và Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tiếp cận chung về quyền sử dụng nước và vệ sinh an toàn trong ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO