Tìm kiếm và khẳng định chủ quyền không gian

03/11/2015 20:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Nếu kể đến các vệ tinh nhỏ khác thì Việt Nam đã có 04 vệ tinh được phóng vào không gian. Các vệ tinh của Việt Nam hoạt động đa dạng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, viễn thám, nghiên cứu khoa học từ quỹ đạo địa tĩnh cho tới quỹ đạo phi địa tĩnh.

1. Giới thiệu

Việt Nam đã từng bước học tập, hội nhập và làm chủ công nghệ vũ trụ với những dấu mốc không thể quên: Ngày 18/4/2008, Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh viễn thông đầu tiên VINASAT-1, tiếp đó ngày 16/5/2012 là vệ tinh VINASAT-2 và ngày 7/5/2013 vệ tinh viễn thám (VNREDSat-1) đã là vệ tinh tiếp theo của Việt Nam được phóng vào vũ trụ cho thấy một bước tiến dài trên con đường chinh phục không gian của Việt Nam.

2. Vệ tinh VINASAT-1 – Vệ tinh đầu tiên của Việt Nam

So với các hệ thống thông tin mặt đất, ưu điểm vượt trội của thông tin vệ tinh là khả năng phủ sóng, dễ dàng thiết lập kết nối ở khắp mọi nơi, mọi lúc, mọi địa hình và dưới mọi điều kiện thời tiết. Do vậy, thông tin vệ tinh có thể cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông rất nhanh chóng và ở một số khu vực, trong một số trường hợp thì chỉ có thể triển khai được các dịch vụ này.

Với ưu điểm của hệ thống thông tin vệ tinh như vậy, nhu cầu sử dụng vệ tinh trong nước tăng cao, và trước khát vọng chinh phục không gian và giành chủ quyền không gian, kể từ năm 1995 nhu cầu phóng vệ tinh VINASAT đã trở lên cấp bách. Có được vệ tinh VINASAT sẽ giúp Việt Nam:

- Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông bao gồm cả mặt đất và không gian, đảm bảo cung cấp các dịch vụ không thể thay thế bằng các hình thức viễn thông mặt đất.

- Khắc phục được trở ngại về khoảng cách và không gian, kết nối các vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng có địa hình chia cắt.

- Đảm bảo thông tin trong mọi điều kiện thời tiết, thảm họa thiên nhiên.

- Đảm bảo thông tin phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng có độ tin cậy cao

- Đảm bảo chủ quyền quốc gia về quỹ đạo vệ tinh.

Ngày 19/12/1995, Chính phủ đã giao cho cho Tổng cục Bưu điện xây dựng đề án tiền khả thi. Ngày 24/9/1998, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tiền khả thi, trong đó VNPT được giao làm chủ đầu tư dự án VINASAT và Tổng cục Bưu điện thực hiện việc đăng ký quĩ đạo vệ tinh địa tĩnh.

Dự án vệ tinh VINASAT-1 là dự án vệ tinh viễn thông đầu tiên có rất nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết như: Nhu cầu, công nghệ, hiệu quả đầu tư, rủi ro, hoàn vốn; cấu hình quả vệ tinh: băng tần, bao nhiêu bộ phát đáp,… Trong đó đặc biệt khó khăn là việc tìm kiếm vị trí quỹ đạo và khả năng phối hợp thành công để có được vị trí quỹ đạo phóng vệ tinh VINASAT-1.

Để giải quyết bài toán hóc búa này, Việt Nam đã đăng ký 09 vị trí quĩ đạo:68E(độ Đông), 87E, 97E, 103E, 114.5E, 122.5E, 131E, 132E và 107E, và phải thực hiện đàm phán thỏa thuận với 27 quốc gia, trong đó có: Indonesia, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Tonga, Anh, Pháp, Thái Lan,… để tìm ra vị trí quỹ đạo phù hợp nhất cho VINASAT-1. Sau hơn 10 năm thực hiện các thủ tục phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh hết sức phức tạp, đầu năm 2008 về cơ bản hoàn thành phối hợp cho vị trí quỹ đạo 132E với các nước liên quan, sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-1.

Ngày 18/4/2008, tên lửa Ariane 5 của Arianespace đã đưa thành công vệ tinh VINASAT-1 của Việt Nam vào quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu "chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên không gian", là một dấu ấn quan trọng trong giấc mơ chinh phục không gian của Việt Nam.

Vệ tinh VINASAT-1 có 20 bộ phát đáp, trong đó 12 bộ phát đáp băng tần Ku và 08 bộ phát đáp băng tần C mở rộng.

Vệ tinh VINASAT-1 thực hiện sứ mệnh quan trọng là một cầu nối truyền thông giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Vệ tinh VINASAT-1 giúp hoàn chỉnh, nâng tầm cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam, đưa hệ thống thông tin truyền thông Internet, phát thanh, truyền hình tới các vùng sâu, vùng xa, miền núi và hải đảo. Bằng việc có vệ tinh VINASAT-1 trên quỹ đạo, Việt Nam đã có khả năng tự chủ cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế.

3. Vệ tinh VINASAT-2, tiếp thêm sức mạnh, hoài bão chinh phục không gian

Quá trình cho thuê dung lượng bộ phát đáp của vệ tinh VINASAT-1 rất khả quan, đặc biệt đối với băng tần Ku rất thích hợp cho phát triển dịch vụ truyền hình chất lượng cao. Năm 2010, trên 70% dung lượng vệ tinh VINASAT-1 đã được thuê. Thông thường, khi sử dụng khoảng 70% dung lượng vệ tinh hiện tại là đã phải nghĩ đến việc xây dựng vệ tinh tiếp theo. Điều này cho thấy nhu cầu cần thiết phóng vệ tinh VINASAT-2 là tất yếu.

Kế hoạch phóng vệ tinh VINASAT-2 đã có cơ hội trở thành hiện thực với việc Cục tần số - Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đề xuất quan trọng, đó là tìm kiếm vị trí quỹ đạo trong băng tần quy hoạch. Đây là một quyết định then chốt, có tính quyết định đến việc giành vị trí quỹ đạo để phóng vệ tinh VINASAT-2 bởi việc phối hợp vị trí quỹ đạo trong băng tần mà VINASAT-1 đang sử dụng đã trở lên vô cùng khó khăn, không còn khả thi.

Với tầm nhìn chiến lược đó, Cục Tần số đã tích cực tham gia các nhóm nghiên cứu của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) để nắm bắt từng qui định cụ thể, chi tiết và hết sức phức tạp của Thể lệ Tần số vô tuyến điện quốc tế (luật quốc tế). Qua đó không chỉ hiểu luật quốc tế mà còn có thể tham gia trực tiếp sửa đổi các điều khoản qui định có lợi cho Việt Nam tại các hội nghị này. Cho đến tháng 10 năm 2007, Cục Tần số đã đăng ký thành công vị trí quỹ đạo 131.8o Đông, sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh VINASAT-2 và quỹ đạo 126 độ Đông cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu sử dụng. Việc đăng ký thành công các vị trí quỹ đạo này đã gây một tiếng vang lớn trong cộng đồng viễn thông quốc tế bởi Việt Nam là một trong những nước đi đầu và thành công trong việc giành vị trí quỹ đạo trong băng tần qui hoạch.

Ngày 16/5/2012, vệ tinh viễn thông VINASAT-2 đã được phóng thành công vào quỹ đạo cũng bằng tên lửa Ariane 5. Vệ tinh VINASAT-2 có công suất, và trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp nhiều hơn (VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp trong khi VINASAT-1 chỉ có 20 bộ phát đáp), có thời gian sống 15 năm.

Vùng phủ vệ tinh VINASAT-2 băng tần Ku
qui hoạch

Cũng như vệ tinh VINASAT-1, việc phóng vệ tinh VINASAT-2 đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là các dự án có ý nghĩa chính trị và kinh tế - xã hội to lớn, thể hiện chủ quyền quốc gia Việt Nam trong không gian, góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc phóng vệ tinh VINASAT-2 là một bước đi quan trọng trong lộ trình thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông", giúp Việt Nam có hệ thống vệ tinh hoàn chỉnh, có khả năng dự phòng, đáp ứng tốt không chỉ nhu cầu sử dụng vệ tinh trong nước mà còn cả cho quốc tế.

4. Kết luận

Nếu kể đến các vệ tinh nhỏ khác thì Việt Nam đã có 04 vệ tinh được phóng vào không gian. Các vệ tinh của Việt Nam hoạt động đa dạng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, viễn thám, nghiên cứu khoa học từ quỹ đạo địa tĩnh cho tới quỹ đạo phi địa tĩnh.Từ một trạm thông tin vệ tinh được Liên xô giúp đỡtừ năm 1980, đến nay, Việt Nam đã có một hệ thống thông tin đầy đủ, một cơ sở hạ tầng viễn thông hoàn chỉnh từ hệ thống cáp đồng, cáp quang, thông tin vệ tinh viễn thông đến thông tin vệ tinh viễn thám, giám sát tài nguyên môi trường, khí tượng và thủy văn và tiếp tục hiện thực giấc mơ chinh phục vũ trụ, khẳng định chủ quyền không gian của mình.

Ths. Nguyễn Huy Cương – Cục Tần số VTĐ

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Tìm kiếm và khẳng định chủ quyền không gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO