Tóm tắt kết quả Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN

HC| 07/08/2017 06:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 với tuyên bố Hà Nội đã thông qua bản Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN. Năm 2017, Ban Thư ký ASEAN đã công bố những kết quả đã đạt được trong tiến trình thực hiện Kế hoạch này.

1. Tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 là kêu gọi kết nối toàn diện ASEAN nhằm góp phần hướng tới một ASEAN có khả năng cạnh tranh và sức bật cao hơn, khi nó sẽ mang các dân tộc, hàng hoá, dịch vụ và các mối quan hệ lại gần nhau hơn. Tăng cường kết nối ASEAN là điều cần thiết để xây dựng Cộng đồng ASEAN, được gọi là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN.

2. Trước sự phát triển nhanh chóng của khu vực và thế giới do toàn cầu hóa, ASEAN phải tiếp tục phấn đấu duy trì vai trò trung tâm và chủ động của mình bằng việc trở thành động lực thúc đẩy trong kiến trúc khu vực đang phát triển. Để làm được điều đó, ASEAN cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập và xây dựng Cộng đồng đồng thời tăng cường quan hệ với các đối tác bên ngoài.

3. Là một bước đi quan trọng để hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN tăng trưởng kinh tế liên tục, thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia thành viên và giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia trên thế giới bằng cách tăng cường liên kết vật lý, thể chế và con người với con người trong quốc gia và khu vực, ASEAN đã xây dựng Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN.

4. Theo Kế hoạch tổng thể này, ASEAN đã xem xét những thành tựu đã đạt được và những thách thức gặp phải hoặc cản trở các mối liên kết này. Các chiến lược chính và các hành động thiết yếu đã được thông qua với các mục tiêu rõ ràng và thời hạn để giải quyết những thách thức này nhằm tăng cường hơn nữa việc kết nối ASEAN trong hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và hơn thế nữa.

5. Kế hoạch tổng thể là văn bản mang tính chiến lược để thực thi Kết nối ASEAN tổng thể và một kế hoạch hành động triển khai trong giai đoạn 2011 – 2015 để kết nối ASEAN thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng vật chất (kết nối vật lý), các thể chế, cơ chế và quy trình hiệu quả (kết nối thể chế) và nhân lực (kết nối giữa người với người). Chiến lược ba mũi nhọn sẽ được hỗ trợ bởi các nguồn lực tài chính cần thiết và phối hợp các cơ quan liên quan. Kế hoạch tổng thể cũng đảm bảo đồng bộ hoá các chiến lược và kế hoạch đang diễn ra trong khuôn khổ ASEAN và các tiểu khu vực. Thông qua kết nối ASEAN tăng cường, mạng lưới sản xuất và phân phối trong khu vực ASEAN sẽ ngày càng mở rộng và trở nên vững chắc hơn ở  khu vực Đông Á và trên nền kinh tế toàn cầu.

6. Về kết nối vật lý, những thách thức cần được giải quyết trong khu vực bao gồm chất lượng đường xá kém và mạng lưới giao thông chưa hoàn thiện, đường sắt vẫn còn thiếu, cơ sở hạ tầng hàng hải và cảng biển không đầy đủ bao gồm cảng cạn, đường thủy nội địa và phương tiện hàng không, làm gia tăng khoảng cách số, và nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng. Điều này đòi hỏi phải nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và kho vận, hài hòa  khuôn khổ pháp lý và nuôi dưỡng văn hoá đổi mới. Bảy chiến lược đã được xây dựng với mục đích thiết lập một kết nối liền mạch và duy nhất thông qua hệ thống vận tải đa phương thức, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cải tiến và khuôn khổ an ninh năng lượng khu vực.

7. Về kết nối thể chế, ASEAN cần giải quyết một số vấn đề chính bao gồm những cản trở đối với việc di chuyển xe cộ, hàng hoá, dịch vụ và lao động có kỹ năng qua biên giới. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN phải tiếp tục giải quyết các rào cản phi thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khối ASEAN, thống nhất các tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá sự phù hợp và thực thi các thoả thuận tạo thuận lợi cho giao thông vận tải bao gồm Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho quá cảnh hàng hóa (AFAFGIT), Hiệp định khung ASEAN về tạo thuận lợi cho vận tải liên quốc gia (AFAFIST) và Hiệp định Khung ASEAN về vận tải đa phương thức (AFAMT) nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hoá và Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN qua biên giới. Thêm vào đó, các quốc gia thành viên ASEAN phải thực thi đầy đủ Cơ chế một cửa quốc gia tương ứng hướng tới hiện thực hóa Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2015 để lưu thông hàng hoá liên tục tại, giữa và sau biên giới quốc gia. Một thị trường hàng không đơn nhất và một thị trường vận tải biển đơn nhất ASEAN phải được theo đuổi nhằm góp phần hiện thực hóa một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất. Về cơ bản, ASEAN nên mở rộng hơn nữa các khoản đầu tư từ bên trong và ngoài khu vực. Ở đây, 10 chiến lược đã được thông qua để giúp lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trong khu vực dễ dàng.

8. Trong kết nối giữa con người với con người, hai chiến lược đã được xây dựng để thúc đẩy sự tương tác và hiểu biết về văn hóa - xã hội trong nội bộ ASEAN hơn thông qua các nỗ lực xây dựng cộng đồng và tăng cường lưu chuyển trong khối ASEAN thông qua việc nới lỏng dần các yêu cầu về thị thực. Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) nhằm tạo ra động lực cần thiết cho các nỗ lực phối hợp nhằm thúc đẩy các chương trình tuyên truyền, cộng tác, trao đổi, tiếp cận để tạo điều kiện cho các nỗ lực tăng cường sự tương tác giữa người dân ASEAN.

9. Trong khi thừa nhận những lợi ích hữu hình của việc kết nối chặt chẽ hơn, cần giải quyết các vấn đề do tội phạm xuyên quốc gia, nhập cư bất hợp pháp, suy thoái môi trường, ô nhiễm và các thách thức xuyên biên giới khác.

10. Kế hoạch tổng thể cũng xác định các dự án ưu tiên từ danh sách các hành động chính được quy định trong các chiến lược khác nhau đã được đề cập ở trên, đặc biệt là những dự án mà việc thực hiện sẽ có tác động lớn và ngay lập tức đối với Kết nối ASEAN. Bao gồm:

(i) Hoàn thành mạng lưới đường cao tốc ASEAN (AHN) và nâng cấp các Tuyến vận tải quá cảnh (TTR).

(ii) Hoàn thiện tuyến đường sắt Côn Minh - Singapore (SKRL).

(iii) Thiết lập Hành lang băng rộng ASEAN (ABC).

(iv) Liên kết nối Melaka-Pekan Baru (IMT-GT: Indonesia).

(v) Kết nối nối phía Tây Kalimantan-Sarawak (BIMP-EAGA: Indonesia).

(vi) Nghiên cứu triển khai mạng lưới Roll on/Roll off (RORO) và các tuyến vận tải biển ngắn.

(vii) Phát triển và thực thi các thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) cho các ngành được ưu tiên và lựa chọn.

(viii) Thiết lập các quy tắc chung về tiêu chuẩn và các quy trình đánh giá sự phù hợp.
(ix) Vận hành tất cả các Hệ thống một cửa quốc gia (NSWs) vào năm 2012.

(x) Các lựa chọn cho một khuôn khổ / phương thức đối với việc giảm dần và loại bỏ các hạn chế/trở ngại đầu tư theo kế hoạch.

(xi) Thực hiện các Hiệp định ASEAN về thuận lợi hóa giao thông.

(xii) Đơn giản các yêu cầu về thị thực cho công dân ASEAN.

(xiii) Phát triển các Trung tâm Tài nguyên Học tập Ảo ASEAN (AVLRC).

(xiv) Xây dựng các tiêu chuẩn về kỹ năng CNTT.

(xv) Chương trình xây dựng cộng đồng ASEAN.

11. Cốt lõi của Kế hoạch tổng thể là việc huy động các nguồn lực tài chính và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực hiện các hoạt động chính và các dự án ưu tiên được quy định trong các chiến lược được thông qua. Nhận thức được sự khan hiếm các nguồn lực sẵn có, ASEAN sẽ khai thác và tìm kiếm các nguồn mới và cách tiếp cận sáng tạo, trong đó bao gồm có thể xây dựng một quỹ ASEAN để phát triển cơ sở hạ tầng, hợp tác lĩnh vực công với tư nhân (PPP) và phát triển các thị trường tài chính và vốn khu vực và địa phương, đặc biệt là để tài trợ cho các mục tiêu chính được xác định phải đạt được vào năm 2015. ASEAN sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác với các đối tác bên ngoài, bao gồm đối tác đối thoại, các ngân hàng phát triển đa phương, các tổ chức quốc tế và các tổ chức khác để thực hiện Kế hoạch tổng thể .

12. Để thực hiện Kế hoạch tổng thể, các cơ quan ngành liên quan của ASEAN sẽ phối hợp các chiến lược thực hiện và hành động trong thẩm quyền của họ, trong khi đó các điều phối viên quốc gia và các cơ quan chính phủ có liên quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các kế hoạch hoặc dự án cụ thể ở cấp quốc gia.

13. Uỷ ban Điều phối kết nối ASEAN sẽ được thiết lập gồm các Đại diện thường trực cho ASEAN hoặc các đại diện đặc biệt do các quốc gia thành viên ASEAN chỉ định. Ủy ban sẽ thường xuyên báo cáo cho Hội đồng Điều phối ASEAN, Hội đồng Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN về tiến trình và các thách thức đang phải đối mặt trong việc thực hiện Kế hoạch tổng thể. Các sắp xếp hợp tác và tham vấn thường xuyên với lĩnh vực tứ nhân, hiệp hội công nghiệp và cộng đồng rộng lớn hơn ở cấp khu vực và quốc gia cũng sẽ được tích cực tìm kiếm để đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong việc phát triển và tăng cường kết nối ASEAN.

14. Theo dõi và đánh giá những thành tựu cũng như khó khăn, một cơ chế thẻ điểm (scorecard mechanism) sẽ được thiết lập để thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tổng thể và tác động của tăng cường kết nối ASEAN, đặc biệt là đảm bảo rằng tất cả các danh sách các biện pháp và hành động ưu tiên được thực hiện đáp ứng các nhu cầu và ưu tiên của ASEAN.

15. Để đảm bảo tính gắn kết và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan hoặc các thành phần, một chiến lược truyền thông nhằm đạt được các mục tiêu của kết nối ASEAN, được dự kiến triển khai ​​cho các mục đích tiếp cận và vận động.

16. Các kết quả mong muốn từ Kế hoạch tổng thể là tạo điều kiện cho việc mở rộng các mạng lưới sản xuất và phân phối trong ASEAN. Quan trọng không kém, tăng cường kết nối ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN và  tăng cơ hội cho đầu tư, thương mại, tăng trưởng và việc làm trong các lĩnh vực này. Cuối cùng, kết nối kinh tế trong khu vực và tương tác giữa con người với con người chặt chẽ hơn trong ASEAN sẽ góp phần đạt được một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, và sẽ tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác và hội nhập khu vực.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tóm tắt kết quả Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO