Triển lãm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Đắk Nông

Xuân Lộc| 21/09/2016 14:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Chiều ngày 20/9, tại Thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Bộ TT&TT đã phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

20160920-l1.jpg

Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm

Đến dự và cắt băng khai mạc về phía Trung ương có Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo; ông Nguyễn Thế Hòa, Phó Vụ trưởng Cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại Đà Nẵng; đại diện lãnh đạo Vụ Thông tin cơ sở, Văn phòng Bộ TT&TT. Đại diện lãnh đạo tỉnh Đắk Lăk có ông H Yim Kdoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Đắk Lắk, Hậu Giang, Kon Tum, Đồng Nai…

Về phía tỉnh Đăk Nông có ông Ngô Thanh Danh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Bốn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí  trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị xã và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn.

20160920-l2.jpg

Thay mặt Lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo trao tặng bức tranh lưu niệm cho UBND tỉnh Đắk Nông

Phát biểu tại lễ khai mạc, thay mặt lãnh đạo Bộ TT&TT, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nêu rõ: Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sự phồn vinh của đất nước. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã xác định: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, làm cho đất nước giàu mạnh.

Tuy nhiên, thời gian qua, tình hình Biển Đông có những diễn biến rất phức tạp. Tiếp sau vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vào mùa hè năm 2014, Trung Quốc tăng cường xây dựng, tôn tạo một số bãi đá ngầm chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo có quy mô lớn. Đặc biệt, Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.   

Bộ Ngoại giao nước ta đã gửi Tuyên bố ngày 05/12/2014 lên Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye, khẳng định lập trường, quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền của Việt Nam trên các vùng biển, thềm lục địa, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước ta đã bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” phi lý của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu Tòa quan tâm đến lợi ích pháp lý của Việt Nam, bảo lưu quyền dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ lợi ích chính đáng của Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo cho biết thêm, ngày 12/7/2016 vừa qua, Tòa Trọng tài thường trực đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippin đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa bác bỏ “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự vẽ ra; Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với các vùng biển nằm trong “đường chín đoạn”; các thực thể địa lý mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; Trung Quốc đã gây thiệt hại nghiêm trọng không thể bù đắp cho hệ sinh thái ở quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động xây đảo nhân tạo, khai thác tài nguyên biển quá mức; Trung Quốc đã sử dụng các tàu chấp pháp đâm va gây nguy hiểm cho tàu thuyền của ngư dân Philippin cũng như tàu thuyền của ngư dân một số nước khác trong khu vực.

Phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực đã mở ra một hoàn cảnh mới, sáng tỏ hơn cho các nước có liên quan đến tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Chúng ta tin tưởng vào sức mạnh của công lý và lẽ phải, ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Trước tình hình trên, theo Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo, việc công bố các tư liệu, bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc là công việc hết sức quan trọng và cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên và lâu dài.

Các tư liệu, hiện vật trưng bày ở cuộc Triển lãm là một phần các bằng chứng lịch sử và pháp lý thu thập được ở trong nước và từ các nước trên thế giới, trong đó có cả từ Trung Quốc, góp phần minh chứng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - đó là phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam, đã được các thế hệ người Việt khai phá, được các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ quản lý, bảo vệ và khẳng định chủ quyền một cách liên tục và hòa bình trong suốt nhiều thế kỷ qua.

20160920-l4.jpg

Đông đảo học sinh, sinh viên và người dân đến tham quan Triển lãm

Đây là cuộc Triển lãm thứ 69 được tổ chức tại 48 tỉnh, thành phố, 10 điểm đảo, huyện đảo và 11 đơn vị lực lượng vũ trang trên phạm vi toàn quốc. Triển lãm trung bày nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm, bộ Tem quý có giá trị và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế. Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” là một trong những hình thức quan trọng của hoạt động thông tin cơ sở, đưa thông tin trực tiếp đến với cán bộ, chiến sĩ và đông đảo nhân dân. Qua đó, góp phần giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. 

20160920-l5.jpg

20160920-l6.jpg

Cán bộ, chiến sĩ và các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh tham quan Triển lãm

Phát biểu tại buổi Lễ khai mạc, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông thay mặt lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đắk Nông đã trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ TT&TT thời gian qua đã luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Nông tổ chức thành công cuộc Triển lãm ngày hôm nay. Kết thúc Triển lãm, tỉnh sẽ tiếp nhận toàn bộ những tư liệu, hiện vật, bản đồ rất có giá trị do Bộ TT&TT trao tặng và phát huy hiệu quả tư liệu quý để nhân rộng các cuộc Triển lãm tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Triển lãm diễn ra từ ngày 20/9 đến ngày 24/9/2016 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nông.

Cũng trong khuôn khổ chuyến công tác, buổi chiều cùng ngày, Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã đến thăm và làm việc tại Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo Sở TT&TT Đắk Nông, Bưu điện tỉnh Đắk Nông, VNPT, Mobifone, Viettel tỉnh Đắk Nông, Báo Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh Đắk Nông.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Triển lãm chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Đắk Nông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO