Từ 4-16/4, Quốc hội xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước

Kim Thanh| 10/03/2016 09:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo chương trình dự kiến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (từ thứ Hai ngày 4/4 đến thứ Bảy ngày 16/4/2016) để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.

Kỳ họp tháng 4 tới, Quốc hội sẽ dành 12 ngày xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước (Ảnh minh họa: CPV)

Sáng 9/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chương trình Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. Trình bày dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 11, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, phiên họp kéo dài 22,5 ngày, từ 21/3 đến 16/4.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 7 dự luật gồm: Tiếp cận thông tin; Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Báo chí (sửa đổi); Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Dược (sửa đổi); Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

Theo chương trình, sau phiên khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

Tiếp đó, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sẽ trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.

Cũng trong buổi sáng khai mạc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

Tại kỳ họp 11, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán Nhà nước. Đây sẽ là những phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp để nhân dân cả nước theo dõi và giám sát.

Đặc biệt, tại Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ dành 12 ngày (từ thứ Hai ngày 4/4 đến thứ Bảy ngày 16/4/2016) để xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước.

Tổng Thư ký Quốc hội, Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp sẽ tăng thời lượng phát thanh, truyền hình trực tiếp, đặc biệt là trong những phiên có báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng, Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Tổng kiểm toán toán Nhà nước, báo cáo về kinh tế - xã hội./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Từ Telco đến Techco: Mở ra kỷ nguyên đổi mới chuyển đổi số ngành Viễn thông
    Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khai thác viễn thông Telco chủ yếu tập trung vào kết nối, với các thiết bị của người dùng cuối sử dụng tài nguyên mạng. Tuy nhiên, bối cảnh đã thay đổi kể từ đó, với một lượng lớn nội dung hiện được tạo ra bởi các ứng dụng như dịch vụ truyền thông qua mạng (OTT), nền tảng trực tiếp đến người tiêu dùng và các dịch vụ truyền thông khác.
  • Phát triển cáp quang biển trên thế giới năm 2024: Một năm “khốc liệt”
    Năm 2024 kết thúc với việc lần đầu tiên Liên hợp quốc đã thành lập Nhóm tư vấn cáp quang biển của tổ chức này (United Nations Submarine Cable Advisory Group). Nhóm có mục tiêu xây dựng các thỏa thuận về các biện pháp thực thi tốt nhất để bảo vệ cáp quang biển trên thế giới.
  • Quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Văn học nghệ thuật không chỉ là di sản văn hóa quý báu mà còn là công cụ hiệu quả để quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với thế giới. Thông qua những tác phẩm mang đậm bản sắc độc đáo, lịch sử hào hùng và vẻ đẹp con người Việt Nam, chúng ta có thể giới thiệu nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống tới bạn bè quốc tế.
  • Để các giải pháp an ninh mạng Make in Viet Nam chiếm lĩnh thị trường?
    Mặc dù có khá đầy đủ những sản phẩm, giải pháp an ninh mạng như bảo vệ đường truyền, tường lửa, giám sát, phát hiện tấn công và chống tấn công… nhưng các giải pháp an ninh mạng của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các giải pháp nước ngoài.
  • Những dấu ấn của MobiFone trong năm 2024
    Năm 2024, MobiFone ghi nhận nhiều thành tích xuất sắc trên hành trình chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Đừng bỏ lỡ
Từ 4-16/4, Quốc hội xem xét, quyết định về công tác nhân sự Nhà nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO