Ứng dụng CNTT góp phần giúp VN tăng 10 bậc trong chỉ số GCI

Tiến Hải| 10/10/2019 11:14
Theo dõi ICTVietnam trên

Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, các số liệu đáng nghi nhận khác của Việt Nam như: Việt Nam là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ 67 thế giới trong năm 2019.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) - một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Thụy Sĩ vừa công bố báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GIV) cho thấy, Việt Nam đứng thứ 67 trong 141 nền kinh tế được xếp hạng trong năm nay, tăng 10 bậc so với năm ngoái. Công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước có vai trò như thế nào trong kết quả ấn tượng, mới nhất, được thế giới ghi nhận này?

Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy, các số liệu đáng nghi nhận khác của Việt Nam như: Việt Nam là nền kinh tế có tính cạnh tranh thứ 67 thế giới trong năm 2019, với 61,5 điểm - tăng 10 bậc và tăng 3,5 điểm so với năm 2018 cùng nhiều nhận xét tích cực dành cho nên kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại và tương lai.

Nhiều chuyên gia nhận định, có được kết quả này phải kể đến nỗ lực của Chính phủ và cá nhân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong cải cách thể chế. Trên VOV, tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, một công cuộc cải cách ở rất nhiều mặt. Tất cả các chỉ tiêu theo bảng đánh giá xấp hạng đều có mức tăng trưởng đáng kể, trong đó phải kể đến chỉ têu ứng dụng công nghệ thông tin hay thị trường hàng hóa… được đánh giá có sự chuyển biến tích cực.

Trong đó các giải pháp quan trọng thúc đẩy thực hiện Chính phủ Điện tử và nền kinh tế số trong vài năm qua cũng được ghi nhận và đánh giá cao, được cho là những nhân tố góp phần giúp Việt Nam tham gia vào nhóm nửa trên của bảng xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm nay. Đây cũng chính là thành quả mà Chương trình Quốc gia về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 góp phần mang lại cho đất nước và cộng đồng doanh nhân Việt Nam.

Ông Lê Đăng Doanh đã đúng khi có nhận định chính xác ở trên, tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin đước đánh giá có sự chuyển biến tích cực khi chúng ta xem lại các số liệu mới được công bố như: chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam tăng 3 bậc, từ 45 lên 42; chỉ số cung cấp dịch vụ công trực tuyến năm 2018 tăng 15 bậc lên thứ 59; thanh toán điện tử tăng 19,6% số lượng giao dịch, 26,6% giá trị, đặc biệt thanh toán qua di động tăng 104% số giao dịch và 155% giá trị. Chỉ số an toàn an ninh thông tin của Việt Nam tăng 50 bậc từ 100 lên 50. Giáo dục phổ thông xếp thứ 38. Việt Nam có 2 trường đại học vào tốp 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới… Có thể nói, chưa bao giờ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước lại được coi trọng và đạt hiệu quả cao như những năm gần đây. Đó chính là một trong những động lực chính giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy thách thức hiện nay của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động điều hành và cung cấp dịch vụ công trong các cơ quan nhà nước vẫn còn không ít khó khăn như, việc chuyển đổi số đòi hỏi một hạ tầng số tốt, trên cơ sở đó là các vấn đề về an ninh, về thể chế và các vấn đề về pháp luật. Các chuyên gia cho rằng, việc chuyển đổi số tại Việt Nam còn rất sơ khai, do đó đã làm cho quá trình này còn chia cắt, manh mún, chưa đạt được như mong muốn.. Mặc dù nền kinh tế dựa trên số rất nhiều rồi nhưng để trở thành một hệ thống hạ tầng, hệ thống tài nguyên có thể khai thác được, doanh nghiệp có thể sử dụng, Nhà nước có thể quản lý để bảo vệ và quản lý xã hội thì hầu như chúng ta chưa có bước tiến nào đáng kể.

Kết quả ban đầu đã rõ, được thế giới ghi nhận, nhưng rõ ràng để "Chương trình Quốc gia về Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020" phát huy hiệu quả như mong muốn, chúng ta còn phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chương trình này và cần phải cải thiện các hoạt động cũng như công nghệ đang nổi lên như chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, học máy v.v...

Cũng cần phải nhắc lại, mục tiêu của Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thống nhất từ trung ương đến địa phương; nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin quốc gia và xác thực điện tử; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) thông qua việc phát triển các Khu công nghệ thông tin trọng điểm và các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

Trong đó mục tiêu cụ thể đến 2020 là: 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung; Đáp ứng kết nối trên 50% các hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu được kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia; 30% hồ sơ thủ tục hành chính của các địa phương được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; Trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính cần trao đổi giữa các bộ phận một cửa liên thông được trao đổi qua môi trường mạng; Hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương để kết nối các hệ thống dịch vụ của các bộ, ngành, địa phương đã sẵn sàng; Trên 80% hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên của các địa phương được áp dụng phương án bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 20 quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao nhất trên thế giới theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế; 100% dịch vụ công cấp độ 4 có giải pháp xác thực điện tử tập trung; Tối thiểu 50% cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giám sát an toàn thông tin mạng, trong đó ưu tiên cho các tỉnh ở địa bàn khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách.

Ngoài ra còn có việc hỗ trợ xây dựng 7 khu công nghệ thông tin tập trung thuộc Quyết định số 392/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển tối thiểu 3 sản phẩm phần cứng điện tử thuộc lĩnh vực vi mạch, chíp bán dẫn; 6 sản phẩm nền tảng dùng trong cơ quan nhà nước và xã hội; 1 sản phẩm nội dung số phục vụ cơ quan nhà nước.

Qui mô của Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 như sau: Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tuân thủ khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, kiến trúc Chính phủ điện tử cấp tỉnh, đảm bảo an toàn, bảo mật và kết nối liên thông giữa các địa phương và trung ương và với các hệ thống thông tin dùng chung cấp quốc gia. Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương tạo cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ, phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tại các bộ, ngành và địa phương. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng và giải pháp bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng, hệ thống xử lý các mối nguy hại thường trực trên mạng, hệ thống giám sát an toàn thông tin các trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức; đầu tư xây dựng hệ thống xác thực điện tử quốc gia. Hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật thiết yếu cho 05 khu công nghệ thông tin tập trung tại các địa phương lợi thế và vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm. Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình (sử dụng vốn sự nghiệp theo kế hoạch hằng năm): Thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho các dự án phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; Và chuyển đổi, chuẩn hóa, tạo lập dữ liệu; chuẩn hóa quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Phát hiện lỗ hổng cho phép tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị từ xa
    Những lỗ hổng này có thể ảnh hưởng đến một loạt thiết bị, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, cho đến phương tiện di chuyển có kết nối công nghệ và hệ thống viễn thông.
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng CNTT góp phần giúp VN tăng 10 bậc trong chỉ số GCI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO