Tại Davos, Thụy Sĩ, Tập đoàn Công nghệ CMC và TP.HCM đã ghi dấu ấn tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2025 với chủ đề "Hợp tác trong thời đại trí tuệ" (Collaboration for the Intelligent Age).
Châu Phi là nền kinh tế tiền điện tử phát triển nhanh thứ ba trên thế giới. Hiện nay, Celo, một blockchain đầu tiên dành cho thiết bị di động tập trung vào các thị trường mới nổi, được dự đoán sẽ trở thành M-Pesa toàn cầu mới.
Nhật Bản đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch bằng các sáng kiến chuyển đổi đô thị, xây dựng thành phố thông minh (TPTM), với sự hỗ trợ của Trung tâm cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 Nhật Bản (C4IR Japan), cơ quan hợp tác giữa Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Nhật Bản và Sáng kiến Châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 thể hiện nhiều cơ hội và tiềm năng to lớn, nhưng ứng dụng các công nghệ của CMCN 4.0 như thế nào, cũng như quản trị công nghệ ra sao chính là bài toán mà các chính phủ phải đối mặt khi xây dựng một tương lai bền vững.
Blockchain có thể được sử dụng như một công cụ hiệu quả giúp loại bỏ nguy cơ thị trường bị bóp méo, mở đường cho thị trường nước “thông minh”, giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nước.
Kế hoạch hành động toàn cầu của WEF và Global IoT Council đã đưa ra 5 hành động ưu tiên nổi bật trong cuộc cách mạng 4.0 và đạt đến thế giới kết nối tốt đẹp hơn.
Các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu nhưng những DN này lại đang mất dần vị thế trong cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0.
Theo các chuyên gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), không chỉ là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Internet vạn vật (IoT) là con đường để giải quyết những thách thức quan trọng nhất của nhân loại, đặc biệt trong công cuộc đối phó với đại dịch COVID-19 hiện nay.
Chuyển đổi số (CĐS) mang lại nhiều cơ hội cho thế giới, nhưng đồng thời việc ứng dụng các hệ thống số cũng là mảnh đất màu mỡ để tội phạm mạng khai thác.
Danh sách này bao gồm các công ty công nghệ trẻ, đại diện cho 26 nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng đô thị, công nghệ thông minh, logistic và di động...
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) sẽ khởi động hai mạng lưới thành phố khu vực ở Mỹ Latinh và Nam Á để chia sẻ kiến thức về phát triển thành phố thông minh (TPTM) đồng thời bảo vệ lợi ích công cộng liên quan đến quyền riêng tư, an ninh và bền vững.
Trung tâm sẽ nghiên cứu, thử nghiệm và chia sẻ cả về chính sách quản lý và công nghệ mới nhằm thúc đẩy cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Điều này có lợi cho cả nhà nước và các doanh nghiệp (DN) công nghệ khi Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đối số (CĐS) để tham gia sâu hơn vào cuộc cách mạng này.
Trung tâm liên kết cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 thành lập tại Việt Nam sẽ trao đổi, học hỏi với Trung tâm ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn độ và các quốc gia khác về các chính sách, cách làm để thúc đẩy CMCN lần thứ 4 tại Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu.
Được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ TT&TT hợp tác với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xây dựng Trung tâm liên kết Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) Việt Nam. Đây là Trung tâm liên kết đầu tiên trong ASEAN. Biên bản thành lập Trung tâm liên kết đã được ký tại San Francisco.
Bộ TT&TT sẽ cùng các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam đề xuất với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) các khung thử nghiệm chính sách (sandbox) đối với các sản phẩm, giải pháp trong 6 lĩnh vực công nghệ.
Mặc dù chúng ta chưa có đầy đủ thông tin về Covid-19, nhưng rõ ràng nó sẽ gây rủi ro cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu trong ít nhất 1 năm, và có thể lâu hơn nữa, vì 3 lý do quan trọng.