Vai trò của dự báo nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số hóa

03/11/2015 21:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự báo cung và cầu của nguồn nhân lực đã qua đào tạo là một phần không thể thiếu trong việc hoạch định nhân lực đối với mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ, mọi lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế; là một công cụ quan trọng đối với các nhà ra quyết định trong việc tuyển dụng, đào tạo, và xây dựng chính sách.

1.Mở đầu

Tuy nhiên, việc dự báo nguồn nhân lực cũng gây ra nhiều tranh luận về học thuật trong và ngoài nước. Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc dự báo này là không cần thiết bởi vì không thể dự báo, kết quả nếu có cũng không chính xác và việc dự báo thường dựa trên những giả thiết không hiệu lực. Ngược lại, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng dự báo nguồn nhân lực là một việc làm rất khó nhưng rất cần thiết và có thể thực hiện được, họ cho rằng dù sao có làm dự báo vẫn tốt hơn không làm.

Ở Việt Nam, dự báo cung và cầu của nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng trở nên cần thiết trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề nói chung và trong lĩnh vực an toàn thông tin  nói riêng. Việc áp dụng các mô hình để dự báo nhu cầu nguồn nhân lực sẽ là cơ sở để xây dựng các chính sách các chiến lược ở tầm vĩ mô một cách có hiệu quả và sát với thực tế. Đồng thời, số liệu dự báo, cũng giúp cho kế hoạch đào tạo tốt hơn, phù hợp với nhu cầu và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, tránh lãng phí và rủi ro không đáng có.

Bài báo giới thiệu tổng quan các mô hình dự báo và dự bá o nguồn nhân lực ATTT trong giai đoạn 2013 đến 2020. Mô hình dự báo được sử dụng trong nghiên là mô hình dự báo theo chuỗi thời gian. Về mặt dữ liệu, nhìn chung các dữ liệu liên quan đến nguồn nhân lực ATTT thường được mô tả định tính; các số liệu định lượng có liên quan đến các mô hình dự báo thường rời rạc, không đồng bộ, thiếu tính hệ thống. Chính vì thế mô hình dự báo theo thời gian được đánh giá là mô hình thích hợp nhất. Các trường Đại học, các cơ sở đào tạo có thể dùng kết quả nghiên cứu này làm cơ sở để xây dựng và hoạch định chiến lược chính sách đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.

2.Cơ sở lý luận về vai trò và định hướng  phát triển và phương pháp dự báo nguồn nhân lực 

-Vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong sự phát triển của mỗi quốc gia

 “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bâc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sỹ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết…” (Thân Nhân Trung – Văn bia tiến sĩ Quốc Tử Giám, 1442)

Từ xa xưa, cha ông ta đã khẳng định, nhân lực là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Có những quốc gia diện tích nhỏ, không giầu tài nguyên thiên nhiên, nhưng nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực nên đã đạt được những thành tích “ “thần kỳ”, chỉ trong vài ba chục năm, từ một nước nghèo đã đứng trong nhóm những nước dẫn đầu thế giới về kinh tế.

-Chỉ đạo, định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực

Tiếp nối truyền thống của cha ông, Đảng và Nhà nước đã luôn nhận thức rõ vai trò quyết định của yếu tố nhân lực và đã khẳng định quan điểm coi trọng con người là trung tâm của sự phát triển. Quan điểm này được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020, theo đó, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá để đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020.

Cụ thể hóa định hướng trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020, ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 579/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, trong đó Điều 2- Tổ chức thực hiện Chiến lược của Quyết định 579 đã phân công nhiệm vụ: “Các bộ, ngành, các địa phương và đơn vị, tổ chức căn cứ vào Chiến lược này tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án phát triển nhân lực thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương, đơn vị.”

Tiếp đó, ngày 22/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1216 QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo đó, các bộ, ngành tổ chức triển khai xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển nhân lực của mình phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Quốc gia và yêu cầu phát triển của ngành.

-Sự cần thiết xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực an toàn thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trở thành một công cụ quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.

 Tuy nhiên, song song với những lợi ích do CNTT đem lại, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn khi điểm yếu của các hệ thống thông tin bị khai thác, lợi dụng. Vì vậy, vấn đề đảm bảo ATTT ngày càng trở nên cấp thiết đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã có những định hướng mang tính chiến lược cho CNTT nói chung và ATTT nói riêng, đó là:

Quyết định số1755/QĐ-TTgngày 22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông"

 Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010.

            Vì vậy, việc xây dựng “ Quy hoạch nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng tại các cơ quan quản lý Nhà nước giai đoạn 2011- 2020’’ là cấp thiết và theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 

-Lý thuyết về các mô hình dự báo nguồn nhân lực

Một trong những công việc quan trọng của công tác quy hoạch nguồn nhân lực đó là dự báo nhu cầu. Tại Việt Nam, trong những năm qua, xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác dự báo thị trường lao động trong hoạch định chính sách, định hướng đào tạo, kết nối cung cầu, phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực, trường Đại học Maryland (Hoa Kỳ) đã phối hợp với Trường Đại học kinh tế quốc dân áp dụng các mô hình dự báo cung – cầu lao động (mô hình Lotus, mô hình phân phối tiếp cận hàm sản xuất và tăng trưởng, mô hình dự báo nhu cầu ngắn hạn của Thụy Điển), xây dựng mô hình và dự báo lực lượng lao động, nhu cầu việc làm theo nghề đến năm 2020. Bước đầu đã có các dự báo ngắn hạn hàng  năm về việc làm theo nghề, xây dựng biểu nghề cho từng tỉnh, thành phố và cả nước;  đánh giá mức độ cung đáp ứng cầu trong những năm tới, tham gia tổ chức thu thập thông tin, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thị trường lao động; quản lý và vận hành cổng thông tin điện tử việc làm, báo cáo đánh giá hàng năm xu hướng việc làm v..v

Đối với các đối tượng dự báo có các cơ sở dữ liệu quá khứ, thông thường sẽ sử dụng các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian hay mô hình nhân quả 

·Mô hình chuỗi thời gian

Với các dữ liệu cung và cầu nguồn nhân lực theo chuỗi thời gian, nghiên cứu này đề nghị sử dụng các mô hình sau đây để dự báo:

-Mô hình đường xu thế;

-Mô hình tự hồi qui;

-Mô hình ARIMA.

Kết quả dự báo theo các mô hình này sẽ cho thấy đường cung và đường cầu nguồn nhân lực theo thời gian được trình bày ở Hình 1.

Mô hình nhân quả

Trong nghiên cứu này mô hình nhân quả được đề xuất nhằm khảo sát mối quan hệ giữa số lượng nhân lực ATTT và chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D), GDP, tiền đầu tư vào lĩnh vực ATTT. Dựa vào mô hình này nếu dự báo được các giá trị R&D, GDP và tiền đầu tư thì số lượng nhân lực ATTT cũng được dự báo. Các giá trị R&D, GDP và tiền đầu tư sẽ có được từ các mô hình kinh tế vĩ mô và các chính sách của chính phủ.

Dựa theo tính chất của dữ liệu, mô hình dự báo nguồn nhân lực có thể được phân thành ba loại chính là mô hình nhân quả, chuỗi thời gian hoặc kết hợp cả hai.

-Mô hình nhân quả sử dụng dữ liệu chéo với dạng tổng quát như sau:

§Yi = f(X1, X2,…, Xi,…, Xk) = b0 b1X1 b2X2 … biXi … bkXket

§Với Y là biến kết quả và X là biến nguyên nhân. Y và X có thể là biến định lượng hay định tính.

-Mô hình chuỗi thời gian sử dụng dữ liệu theo thời gian Yt= f(t), thường sử dụng mô hình tự hồi qui AR(p) hoặc mô hình tự hồi qui kết hợp trung bình trượt ARIMA.

§AR(p): Yt = f(Yt-1, Yt-2,…, Yt-p) = b1Yt-1 b2Yt-2 … bpYt-pet

§ARIMA(p,d,q): Yt = b1Yt-1 b2Yt-2 … bpYt-p c1et-1 c2et-2 … cqet-qet

-Mô hình kết hợp sử dụng dữ liệu bảng (pannel data) là loại dữ liệu kết hợp dữ liệu chéo (crossectional data) và dữ liệu chuỗi thời gian (time series data).

Ở Singapore và Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình kết hợp này để xem xét mối quan hệ giữa nguồn nhân lực CNTT và chi phí R&D của chính phủ từ năm 1981 đến 2000. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở  Hình 2.

Kinh nghiệm các nước có làm dự báo cầu lao động gắn với các khối phụ trợ cho thấy việc dự báo lao động theo ngành, dự báo lao động thay thế hay dự báo lao động theo kỹ năng dựa trên đường xu thế (chuỗi thời gian) kết hợp với điều tra doanh nghiệp (người sử dụng lao động và người lao động) và ý kiến chuyên gia hơn là dựa vào mô hình nhân quả. Điểm chung, nội dung quan trọng nhất của các khối này, là thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp và chuyên gia để thu thập thông tin tốt nhất về hiện tại và “cảm nhận” cho tương lai gần. Một lưu ý khá quan trọng nữa trong giải quyết các module này là phải xác định rõ ràng hệ thống các khái niệm, thang đo liên quan đến phân loại ngành, nghề, loại kỹ năng, tuổi nghỉ hưu v..v. Cuối cùng là khâu dữ liệu; đây là khâu quyết định mức độ tin cậy của kết quả dự báo. Cần tập hợp các niên giám thống kê có liên quan đến lao động, cơ cấu lao động theo ngành nghề, các cuộc điều tra quy mô lớn như điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư, điều tra doanh nghiệp…

3.  Áp dụng mô hình dự báo để tính toán nhu cầu nguồn nhân lực ATTT trong các cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn 2013 - 2020

Phương án 1: Sử dụng phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian bằng mô hình tự hồi quy với số liệu về nhu cầu chuyên gia ATTT trong các năm từ 2008 đến 2011 để làm cơ sở dự báo.

Sử dụng các hàm Excel để tính toán, ta xác định được phương trình hồi quy như sau:

Y = -195.348 97,9X

trong đó:          X là năm cần dự báo

            Y là số lượng chuyên gia ATTT cần có của năm X

Phương án 2: Sử dụng kết quả dự báo chuyên gia ATTT của thế giới, từ đó nội suy ra nhu cầu về nhân lực ATTTM của Việt Nam. Dựa vào những khảo sát của tổ chức độc lập ISC – một tổ chức phi lợi nhuận về ATTT có uy tín và chứng nhận trên toàn thế giới và hãng nghiên cứu FROST & SULLIVAN của Mỹ đã đưa ra những con số và những nhận định về nguồn nhân lực ATTT như sau: Theo ước tính số lượng của các chuyên gia an ninh thông tin trên toàn thế giới trong năm 2010 đã có khoảng 2,28 triệu người. Con số này được dự tính tăng gần 4,24 triệu người vào năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 13,2 % trên năm trong giai đoạn từ 2010 đến 2015. Bảng 1 là những con số tính toán cụ thể của ISC.

Bảng 1: Nhu cầu nguồn nhân lực ATTT thế giới

(Đơn vị tính: người)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tỷ lệ

Châu Á Thái Bình Dương

920.845

1.058.972

1.214.641

1.393.193

1.570.128

1.785.236

14,2%

Châu Âu

617.271

703.689

796.576

897.741

1.014.448

1.148.355

13,2%

Trung Đông và Châu Phi

748.348

830.666

924.531

1.038.248

1.168.029

1.310.529

11,9%

Tổng cộng

2.286.464

2.593.327

2.935.743

3.329.183

3.752.605

4.244.120

13,2%

Theo số liệu của bảng tính này, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là 14%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, ISC cũng đưa ra con số tăng trưởng về người sử dụng lên tới 11%/năm. Với đặc thù đối tượng quy hoạch của luận văn là các cơ quan QLNN với số lượng biên chế nhân sự không thay đổi theo giả thiết, tỷ lệ tăng trưởng số người sử dụng máy tính cũng chỉ khoảng trên dưới 4%/năm. Kết hợp các yếu tố trên, đề tài lựa chọn tỷ lệ tăng trưởng cho dự báo nguồn nhân lực ATTT trong thời gian tới tại các cơ quan quản lý nhà nước là 7% và áp dụng tỷ lệ này để tính toán nhu cầu nguồn nhân lực trong những năm tới.

Áp dụng phương án dự báo nói trên cho các năm từ 2012 đến 2020, ta có kết quả về nhu cầu nguồn nhân lực như Bảng 2.

Bảng 2: Kết quả dự báo nhu cầu nguồn nhân lực ATTT Việt Nam

(Đơn vị tính: người)

Năm

Số lượng ban đầu

Dự báo theo PA 1

Dự báo theo PA 2

2008

1.250

1.235

2009

1.311

1.333

2010

1.429

1.431

2011

1.537

1.529

2012

1.627

1.645

2013

1.724

1.760

2014

1.822

1.883

2015

1.920

2.015

2016

2.018

2.156

2017

2.116

2.307

2018

2.214

2.468

2019

2.312

2.641

2020

2.410

2.826


Sự tăng trưởng liên tục của nhu cầu về chuyên gia ATTT trong các năm tiếp theo có thể được giải thích như sau: Thứ nhất, mặc dù số lượng cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ quan QLNN không tăng nhưng tỷ lệ sử dụng máy tính và tỷ lệ kết nối mạng sẽ ngày càng tăng dẫn đến số lượng người dùng thực tế tăng lên, qua đó làm tăng nhu cầu về chuyên gia ATTT. Thứ hai, theo thời gian, diễn biến của ATTT ngày càng phức tạp, các cuộc tấn công sẽ ngày càng tăng lên về cả số lượng, quy mô và hình thức tấn công, vì vậy nhu cầu bảo đảm ATTT cũng sẽ phải tăng lên tương ứng.

Kết quả dự báo theo 2 phương án khác nhau không quá lớn. Đến năm 2015, chênh lệch giữa hai phương án là 95, tương đương với 5% số lượng của phương án thấp hơn. Trong khi đó, ở năm cuối cùng (2020), chênh lệch về nhu cầu giữa hai phương án là 416, tương đương với 17%. Đây là sai số chấp nhận được đối với dự báo dài hạn. Để chắc chắn, ta sẽ sử dụng kết quả của cả hai phương án này, trong đó phương án một là nhu cầu tối thiểu và phương án hai là nhu cầu tối đa về số lượng chuyên gia ATTTM.

4.Kết luận

Trên đây là kết quả dự báo nhân lực ATTT của Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Qua các con số dự báo nêu trên cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực ATTT ngày càng tăng. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn chặt với quá trình đào tạo và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng để thực hiện các chiến lược của đất nước để thực hiện các chiến lược của đất nước về ATTT và phù hợp với sự phát triển toàn cầu.

Những kết quả nghiên cứu trên, tuy chưa thực sự đầy đủ do các số liệu đã thu thập được trong điều kiện hiện nay thường không đồng bộ, chưa hoàn toàn đầy đủ và hệ thống nhưng kết quả của dự báo vẫn trong khoảng tin cậy cho phép chấp nhận được.Số liệu dự báo vừa nêu ở trên hoàn toàn có thể dùng làm cơ sở để xây dựng các chính sách, các kế hoạch và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực ATTT dựa trên cở sở khoa học là các phương pháp dự báo có tính tin cậy cao và đã được áp dụng trên thế giới. Hoàn toàn có thể dùng phương pháp và mô hình dự báo đã nghiên cứu trên để áp dụng dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho các ngành nghề lĩnh vực và các khu vực lao động khác với điều kiện có được bộ cơ sở dữ liệu đầu vào đầy đủ và tin cậy.

Tài liệu tham khảo:

1.Wilson, R, Woolard, I and Lee, D (2004), Developing a National Skills Forecasting Tool for South Africa, Institute for Employment Research (University of Warwick) and Human Sciences Research Council (South Africa).

2.Zheng, C. and Hu, M.C. (2008), Challenge to ICT Manpower Planning under the Economic Restructuring: Emperical Evidence from MNCs in Singapore and Taiwan,Technological Forecasting & Social Change, Vol. 75, 2008, pp. 834-853.

3.IDC.(2011) Global Information Security Workforce Study, http://www.idc.com.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của dự báo nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO