Vai trò của xử lý tiếng Việt khi CNTT là hạ tầng của hạ tầng

04/11/2015 07:37
Theo dõi ICTVietnam trên

"CNTT là hạ tầng của hạ tầng" là một trong những thông điệp của Diễn đàn Cấp cao về CNTT-TT Việt Nam 2012 (Vietnam ICT Summit 2012) vừa diễn ra tại Hà Nội cuối tháng 6/2012. Vậy cần hiểu thế nào cho định nghĩa “hạ tầng của hạ tầng” và từ đó hình dung được cho một kiến trúc tổng thể chung mà CNTT-TT sẽ góp phần trong đó?

Thực tế là đến nay, mọi lĩnh vực khác nhau đều cần đến CNTT-TT để phát triển chính mình. Vì thế, CNTT-TT là rất cần thiết song cái khó là phải chỉ ra được xem CNTT-TT nằm ở đâu và sẽ hoạt động như thế nào trong cái tổng thể đó. Và thực tế với không ít cơ quan, tổ chức ở Việt Nam là cũng giống như ngành xây dựng là CNTT-TT cũng “vừa thiết kế, vừa thi công”. Đương nhiên, với cách làm này thì cái giá phải trả bởi thực tế “không thể đập đi làm lại” là điều tất yếu. Hệt như chuyện phòng làm việc, phòng khách không có ánh sáng tự nhiên thì không thể nói chuyện tiết kiệm năng lượng được. Không chỉ có vậy, chắc chắn sẽ còn nhiều câu chuyện nữa của CNTT-TT với không ít bất cập tồn tại nếu bàn đến.

Dẫu vậy, vẫn còn một thực tế mà nếu đề cập thì ai cũng thấy như động phải tổ kiến lửa. Đó là câu chuyện về mối quan hệ giữa CNTT-TT với ngôn ngữ học (NNH). Cách đây 1 năm, câu chuyện này đã rộ lên sau những phát biểu của TS Quách Tuấn Ngọc – Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục & Đào tạo khi ông đặt vấn đề cần thừa nhận chính thức 4 ký tự F, J,W, Z trong tiếng Việt hiện đại. Sự việc này sau đó đã tiếp nhận các luồng ý kiến khác nhau song về cơ bản là không thuận lợi dù có một thực tế là các ký tự đó đang được sử dụng và thậm chí là phổ biến. Bộ Giáo dục & Đào tạo thừa nhận có việc xây dựng thông tư về chuẩn tiếng Việt trên môi trường máy tính và ấn bản giáo dục song vấn đề 4 ký tự F, J, W, Z chỉ là đề xuất mang tính cá nhân và không phải là chủ trương của Bộ. Một vài cuộc hội thảo cũng đã được tổ chức sau đó nhằm “vỡ hoang” cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, mọi việc cũng chưa tiến triển được gì bởi đó là vấn đề quá khó và chỉ làm được khi có sự tham gia chủ động của các cơ quan nhà nước.

Trở lại với niềm phấn khởi rằng CNTT-TT được định nghĩa là hạ tầng của hạ tầng, hẳn rằng nếu tư duy nghiêm túc thì phải đặt câu hỏi xem cái gì sẽ chạy trên đó nếu không phải là tiếng Việt. Và cũng cần nhắc lại rằng trong các nhiệm vụ đặt ra của Đề án đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT có một tiểu nhiệm vụ là “Xử lý tiếng Việt”. Thậm chí, nó còn là vấn đề quan trọng nhất của Đề án này theo nhìn nhận của một số người dù rằng họ chỉ là thiểu số.

Trở lại với một phần nhỏ của “xử lý tiếng Việt” là chuyện thống nhất chuẩn chính tả, đây là việc phải làm ngay và không nên chậm trễ thêm 1 năm nữa. Nên chăng, chính các cơ quan báo chí nên vào cuộc để xúc tiến tiến trình này. Là tờ báo đã chủ động phản ánh, báo Bưu điện Việt Nam nên xúc tiến việc này và thậm chí trong vai trò chủ trì chứ không chỉ riêng cho việc vận động dư luận. Tiếp đó là cả nhiệm vụ “xử lý tiếng Việt” thì báo chí cũng có nhiều thuận lợi để giúp các bên có cùng mối quan tâm ngồi lại với nhau. Vì thế, rất mong báo Bưu điện Việt Nam sớm chủ động với “xử lý tiếng Việt” nhằm góp phần giúp Bộ Thông tin & Truyền thông cụ thể hoá được nó càng sớm càng tốt. Có như vậy thì CNTT-TT mới sớm thực sự là một hạ tầng của hạ tầng như mong muốn được.

Hồng Khánh

Trích theo Bạn đọc viêt – tác giả Tân Khoa

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
Đừng bỏ lỡ
Vai trò của xử lý tiếng Việt khi CNTT là hạ tầng của hạ tầng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO