Vai trò và vị trí của Việt Nam trong quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

L.B| 14/12/2015 01:33
Theo dõi ICTVietnam trên

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 và được khẳng định lại trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II) bao gồm: tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội.

Tổngquan về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)2015

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tổ chức vào tháng 2/2009tại Thái Lan, các Nhà Lãnh đạo đã đưa ra Tuyên bố Cha-am Hua Hin về Lộ trìnhxây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) với 3 trụ cột chính là: Cộng đồng Kinh tếASEAN, Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN.   

Hội nghị cũng thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồngKinh tế ASEAN với các biện pháp và lịch trình cụ thể thực hiện AEC, bao gồm cácnội dung:

- Xây dựng một thịtrường chung và cơ sở sản xuất thống nhất thông qua các biện pháp dỡ bỏ các ràocản đối với sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động kỹ năngcũng như tạo thuận lợi cho sự lưu chuyển tự do hơn của dòng vốn, các biện phápvề các lĩnh vực ưu tiên hội nhập.

- Đưa ASEAN thành mộtkhu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao trên cơ sở thực thi chính sách cạnhtranh, bảo vệ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng,thương mại điện tử.

- Phát triển kinh tếđồng đều thông qua thực hiện các biện pháp về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,Sáng kiến Hội nhập ASEAN nhằm giúp các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmat và ViệtNam) nâng cao năng lực.

- Hội nhập hiệu quảvào nền kinh tế toàn cầu trên cơ sở tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do(FTA), tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.        

Bộ Công Thương được giao là cơ quan chủ trì, tham gia phụtrách, điều phối các hoạt động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

ViệtNam và công tác chuẩnbị cho xâydựng AEC

Trong những năm qua, Việt Nam đãtham gia xây dựng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Thúcđẩy việc thành lp AEC luôn là một trong những ưutiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng vớiASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất để triển khai các cam kết,chương trình, sáng kiến hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN(AEC) 2015, đặc biệt là các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thểxây dựng AEC.

Về tỷ lệ thực hiện các biện pháp trong Lộ trình xây dựngCộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN đã thực hiện được 92,7% các biện pháp ưutiên có tác động lớn đối với thương mại và đầu tư. Việt Nam là một trong các nướcđứng đầu về tỷ lệ thực hiện (tỷ lệ thực hiện các biện pháp ưu tiên đạt 95,5%). Cácbiện pháp còn tồn tại chủ yếu trong các lĩnh vực: Dịch vụ (Gói 10 AFAS); Giaothông vận tải (phê duyệt và thực thi các thỏa thuận đã ký về vận tải hàng hóaxuyên biên giới bằng các phương thức đường bộ, đường hàng không, v.v.); Hài hòahóa tiêu chuẩn; Thuận lợi hóa thương mại (thủ tục hải quan); Hợp tác năng lượng,v.v.

Đoàn đại biểu Việt Nam tại cuộc họp Hội nghị Bộtrưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 47(AEM47)diễn ra từ ngày 22- 25/8tại thủ đôKuala Lumpur,Malaysia

Trong giai đoạn sau 2015, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cácnước ASEAN khác xây dựng Cộng đồng ASEAN tới 2025 thông qua việc thực hiện Lộtrình tổng thể xây dựng AEC 2025. Nội dung của Lộ trình này là các biện phápchiến lược xây dựng một nền kinh tế ASEAN hội nhập, cạnh tranh, năng động, lấycon người làm trung tâm, phát triển các ngành có lợi thế và hướng ra toàn cầu.

Mức độ sẵn sàng của Việt Nam cho xây dựng Cộng đồngKinh tế ASEAN được thể hiện thông qua việc thực hiện các cam kết cụ thể của ViệtNam trong nhiều lĩnh vực với một số kết quả nổi bật như sau:

Trong nước:  

Vềmặt chủ trương:

- Thuận lợi chính của Việt Nam trong việc xây dựng AEClà sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc chủ động hội nhập kinh tế quốctế, đặc biệt là hội nhập kinh tế khu vực và tích cực tham gia đàm phán, ký kếtcác hiệp định thương mại tự do nhằm mở cửa thị trường cho các hàng hóa xuất khẩumà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, tận dụng các nguồn lực nhập khẩu có chi phíthấp hơn; đồng thời tạo ra các sức ép từ bên ngoài để đẩy mạnh cải cách trongnước theo hướng minh bạch, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinhdoanh và đầu tư.

- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về AEC năm 2015 nhằmnâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về những lợi ích và thách thứccủa AEC.

- Phối hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế ASEAN với hội nhậpkinh tế các khu vực khác (như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp địnhthương mại tự do Việt Nam-EU, Việt Nam-Liên minh châu Âu ...) để doanh nghiệp,người dân Việt Nam được hưởng lợi tối đa từ tiến trình hội nhập kinh tế chogiai đoạn hội nhập kinh tế sau năm 2015.

- Đẩy mạnh việc cải cách cơ cấu kinh tế trong nước vớitốc độ phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN.

- Tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành tham gia AECcủa Việt Nam thông qua vai trò điều phối của Bộ Công Thương.

Vềmặt thực hiện cam kết, Việt Nam thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn:

- Ban hành văn bản pháp lý thực hiện cắt giảm thuế.

- Tăng cường thuận lợi hóa thương mại thông qua triểnkhai hải quan điện tử, cơ chế một cửa, cải cách thủ tục hành chính liên quan đếnxuất nhập khẩu nhằm rút ngắn thời gian thông quan và giảm các yêu cầu về các giấytờ kê khai, qua đó giảm thiểu chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nỗ lực đơn giản hoá hệ thống các giấy phép, giấy chứngnhận bao gồm giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấychứng nhận vệ sinh kiểm dịch, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

- Hướng tới tự do hóa dịch vụ, Việt Nam đã tiến hành sửađổi một số Luật liên quan như Luật đầu tư, Luật Thương mại, Luật doanh nghiệpvà ban hành nhiều Nghị định, văn bản hướng dẫn các Luật này.

- Sửa đổi và ban hành mới các chính sách để thực hiệncác cam kết trong từng ngành cụ thể, điển hình là trong các ngành dịch vụ phânphối, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông để phù hợp với các cam kếttrong Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) cũng như GATS.

- Đối với các ngành dịch vụ ưu tiên gồm y tế, du lịch,logistics, e-ASEAN và hàng không, Việt Nam cũng đã tuân thủ nghiêm túc các camkết và tích cực tham gia vào các hiệp định liên quan.

- Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là một trong nhữngnước có Luật cạnh tranh khá toàn diện áp dụng cho cả nền kinh tế và có cáccơ quan giám sát thực hiện luật này cùng vớiIndonesia, Singapore và Thái Lan…

Vềmặt phối hợp với doanh nghiệp:

- Đàm phán cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với lộtrình chuyển đổi phù hợp để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị trong các FTA nộikhối ASEAN và ASEAN 1 với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ,Ôt-xtrây-lia và Niu Di-lân.

- Đàm phán thúc đẩy việc mở cửa thị trường ASEAN vàcác đối tác cho doanh nghiệp của Việt Nam.

- Phối hợp tích cực với doanh nghiệp giải quyết các biệnpháp hạn chế thương mại mới tại các thị trường xuất khẩu, kể cả các biện phápnhư hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ.

- Chủ động vận dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phágiá để đối phó với hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng tiêu cực hoặc cạnh tranh khôngbình đẳng đối với hàng hóa sản xuất trong nước.

- Hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các kênh hợp tác kinhtế, xúc tiến thương mại và đầu tư để tìm hiểu, thâm nhập và phát triển thị trường.

- Triển khai việc tuyên truyền, quảng bá cho doanhnghiệp và người dân ở các địa phương trong cả nước về các cơ hội và thách thứccủa hội nhập kinh tế, đặc biệt là về Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ để gópphần thu hút đầu tư, đảm bảo hiệu ứng lan tỏa của đầu tư, mang lại lợi ích trựctiếp và thiết thực cho doanh nghiệp và người dân địa phương, đồng thời xây dựngnăng lực dài hạn cho hội nhập kinh tế trong tương lai.

- Cuối cùng và không kém phần quan trọng là việc đàmphán mở cửa các thị trường mới, vừa nhằm mục đích đa dạng hóa thị trường, tránhphụ thuộc sâu vào các thị trường khu vực, vừa tính đến tính chất bổ trợ cho nềnkinh tế Việt Nam, mà ví dụ nổi bật là thị trường EU, thông qua đàm phán Hiệp địnhthương mại tự do Việt Nam-EU.

Cùng với các nước thành viên ASEAN khác:

Trênlĩnh vực thương mại hàng hóa

Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc Lộ trình cắt giảm thuếthực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) được kế thừa từChương trình CEPT/AFTA. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã hoàn thành giảm thuế nhậpkhẩu xuống mức 0-5% đối với 97% biểu thuế, trong đó khoảng 90% số dòng thuế đã ởmức 0%. Đến năm 2018, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 97%biểu thuế và xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng trứng gia cầm, đường,muối.Vềthuận lợi hóa thương mại, ViệtNam cùng các nước ASEAN tích cực triển khai các sáng kiến và nội dung trongChương trình làm việc về Thuận lợi hóa thương mại giai đoạn 2007-2015 được cácnước Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua, nổi bật là:

- Việt Nam đã xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và là mộttrong số các nước ASEAN đi đầu kết nối với cơ chế một cửa ASEAN.

- Việt Nam cùng các nước ASEAN cũng đã thống nhấtChương trình làm việc giải quyết các rào cản phi thuế (NTM), gồm các hoạt độngnhư cập nhật cơ sở dữ liệu về NTM hiện có của ASEAN, xác định và xử lý/dỡ bỏ cácyếu tố rào cản thương mại trong các NTM. Về phía Việt Nam, các biện pháp trongnước đều phù hợp với các cam kết quốc tế và Việt Nam vẫn chủ động phối hợp vớicác nước ASEAN để thảo luận, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- ViệtNam cùng một số nước ASEAN đã tham gia dự án thí điểm Tự chứng nhận xuất xứ thứ2.            

Trênlĩnh vực thương mại dịch vụ

Việt Nam cùng các nước ASEAN đã hoàn tất Gói cam kếtthứ 9 và đang tích cực xây dựng Gói cam kết thứ 10 trong khuôn khổ Hiệp địnhkhung về dịch vụ ASEAN (AFAS).

Trênlĩnh vực đầu tư

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được ký kếttháng 2 năm 2009, là sự kế thừa và tổng hợp Hiệp định đầu tư ASEAN (AIA) và mộtsố thỏa thuận khác từ trước đó. Trong lĩnh vực xúc tiến và tự do hóa đầu tư, ViệtNam đã cùng các nước ASEAN đạt được những kết quả nhất định như xuất bản Sáchhướng dẫn đầu tư cho doanh nghiệp, Báo cáo đầu tư ASEAN hàng năm; tổ chức các hộithảo, diễn đàn về xúc tiến đầu tư; xây dựng trang thông tin ASEAN về đầu tư,v.v.

Cácnội dung khác

Việt Nam cũng chủ động cùng các nướcASEAN triển khai các hoạt động trong các lĩnh vực. Trong đó phải kể đến sáng kiến kết nối ASEAN được thông qua tại Hội nghị Cấp cao (HNCC)-15 năm 2009, với mục tiêu củng cố kết nối cơ sở hạ tầng (cả phần cứngvà phần mềm) nhằm thu hẹp khoảng cách về kinh tế trong khu vựcKếhoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) tại HNCC-17 năm 2010 tại Hà Nội.

Ngoài ra, Việt Nam đã và đang tích cực cùng các nướcASEAN triển khai hợp tác trong một số nội dung khác như cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, v.v.

Vaitrò và vị trí của Việt Nam trong quá trình xây dựng AEC:

Trong bối cảnh xây dựng AEC, vị trí và vai trò của nềnkinh tế Việt Nam được thể hiện trong khuôn khổ nội khối ASEAN và hội nhập nềnkinh tế toàn cầu như sau:

Trongkhuôn khổ nội khối:

- ASEAN là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu củaViệt Nam trong nhiều năm qua. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động,gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởngcao.

- Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đang chuyểnbiến theo chiều hướng tích cực, nâng cấp cả về chất lượng và giá trị. Xuất khẩucủa ta sang ASEAN chiếm 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9tháng đầu năm 2015. Từ những mặt hàng truyền thống mà ta có thế mạnh như nông sảnsơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chếtác thấp, thời gian qua Việt Nam đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàngcông nghiệp như linh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến với giá trị caovà ổn định. Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nướcxuất khẩu lớn nhất trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệtmay.

- Việt Nam là điểm đến đầu tư khá hấp dẫn của các nhàđầu tư ASEAN và và các nhà đầu tư khác đóng trụ sở tại ASEAN.

Trongkhuôn khổ hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu:

- Trọng tâm của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sáng kiếnphát triển thị trường và cơ sở sản xuất ASEAN chung dựa trên sự kết nối sức mạnhcủa thị trường 10 nước ASEAN với hơn 600 triệu người tiêu dùng và tổng GDP gần3.000 tỷ đô la Mỹ/năm.

- Việt Nam có quy mô dân số 90 triệu người dân, với tỷlệ dân số trẻ ở mức cao, tổng GDP 184 tỷ đô la Mỹ năm 2014, tốc độ tăng trưởngkinh tế 5,9% năm 2014 và 6,3% nửa đầu năm 2015. Vì thế, Việt Nam đóng góp đángkể cho ASEAN cả về ý nghĩa thị trường và cơ sở sản xuất.

- Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN hợp tác sâu rộngvới nhiều đối tác quan trọng, đặc biệt trên cơ sở các FTA giữa ASEAN với Ấn Độ,Hàn Quốc, Nhật Bản,... Các nội dung hợp tác này đặt ASEAN vào vị trí trung tâmtrong cấu trúc hội nhập kinh tế khu vực đang nổi lên và trở thành một trung tâmsản xuất và thị trường quan trọng của thế giới.

- Việt Nam cũng đồng thời tham gia nhiều các FTA vớicác đối tác ngoài khối như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, FTA với EU,với Liên minh Kinh tế Á-Âu, v.v.. càng mở rộng khả năng tiếp cận thị trường vànâng cao tính ổn định, bền vững của thương mại và đầu tư thông qua các cam kếtvề môi trường kinh doanh, thương mại và đầu tư.

- Bởi vậy, Việt Nam đóng vai trò là một điểm đến quantrọng cho đầu tư nước ngoài để sản xuất cho khu vực ASEAN và nhiều thị trườngquan trọng. Đi cùng với đầu tư là dòng hàng hóa, dịch vụ và lao động có kỹ năngmà Việt Nam cần để nâng cao khả năng sản xuất của mình. Việt Nam cần hàng hóaphục vụ sản xuất và tiêu dùng chất lượng cao, công nghệ tiên tiến, hiện đại đểnâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

- Do đó, dự kiến Việt Nam sẽ tận dụng tốt nền tảng hộinhập kinh tế khu vực ASEAN để tăng cường liên kết và hội nhập kinh tế với nềnkinh tế toàn cầu, tham gia vào các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của thế giớitrong tương lai.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Vai trò và vị trí của Việt Nam trong quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO