Tại Việt Nam việc đọc sách chủ yếu rơi vào các nhóm độc giả là học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu làm việc trong môi trường liên quan đến tài liệu, tri thức, còn những nhóm độc giả khác ít dành thời gian đọc sách. Bên cạnh đó hình thức đọc sách trên mạng internet cũng khá phổ biến, nó thể hiện sự thích ứng với thời đại công nghệ số.
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại, "Văn hoá đọc" chính là thái độ, cách ứng xử của mỗi người với tri thức sách vở. Việc đọc sách nhiều sẽ giúp cho con người phát triển về tâm hồn và trí tuệ.
Chia sẻ với phóng viên, bà Trần Phương Lan, Trưởng phòng Đọc sách, Thư viện quốc gia Việt Nam cho biết: Sau khi nước ta trở lại "bình thường mới" sau đại dịch COVID-19, chỉ 6 tháng cuối năm 2022 đã có gần 10.000 người đăng ký làm thẻ để đến Thư viện quốc gia nghiên cứu và đọc sách. Đây là một con số đáng mừng đối với văn hoá đọc của người Việt. Thư viện quốc gia có nhiều tài liệu phong phú, đa dạng mà không ở thư viện nào ở Việt Nam có được. Điều đó giúp thu hút được nhiều bạn đọc đến nghiên cứu và đọc sách.
Bạn Hiệp, sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Ngoại thương, có thói quen đến Thư viện quốc gia trong vài năm gần đây để đọc sách. Đề tài Hiệp thường quan tâm tìm đọc là sách kinh tế tài chính và sách văn học. Là một người đọc sách khá nhiều, Hiệp thấy việc đọc sách rất tốt, giúp em có nhiều góc nhìn đa dạng trong cuộc sống, những hướng đi mới, tích luỹ được nhiều tri thức và kỹ năng sống. Sách đã mở ra con đường, những cơ hội mà bình thường Hiệp chưa từng nghĩ tới, nhờ thông qua những câu chuyện, những tiểu sử của những nhân vật nào đó.
Sau đây là những hình ảnh chúng tôi ghi nhận ở Thư viện quốc gia: